Banner
Trang chủ BỘ MÔN Bộ môn Khoa học xã hội

ThS. Bùi Minh Tuấn- Tóm tắt seminar- Bài tập bổ trợ kỹ thuật chuyền bóng cao tay môn Bóng chuyền

01/08/2021 00:00 - Xem: 608
Bóng chuyền là môn thể thao được yêu thích, tương đối dễ chơi : Nâng cao sức khỏe, sự bền bỉ, dẻo dai, tinh thần đoàn kết; Tốt cho tim mạch, hệ tuần hoàn; Giảm cân, giúp xương chắc khỏe và tăng chiều cao

 

  1. Tác dụng của bóng chuyền

 Bóng chuyền là môn thể thao được yêu thích, tương đối dễ chơi :

+ Nâng cao sức khỏe, sự bền bỉ, dẻo dai, tinh thần đoàn kết.

+  Tốt cho tim mạch, hệ tuần hoàn…

+ Giảm cân, giúp xương chắc khỏe và tăng chiều cao

+ Tăng khả năng phản xạ, sự nhanh nhẹn, thăng bằng…

+ Giảm stress

Bài tập bổ trợ kỹ thuật chuyền bóng cao tay môn Bóng chuyền

2. Các kỹ thuật cơ bản trong Bóng chuyền

-   Kỹ thuật di chuyển: chạy, nhảy, bước…

-  Kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt( ngang, trước mặt, sau đầu…)

  • Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay(đệm bóng)
  • Kỹ thuật tấn công
  1. Thực trạng, nguyên nhân khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt

Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay

- Tư thế phê chuẩn bị: Người tập đứng ở tư thế trung bình cao, chân trước chân sau, trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước, hai tay co tự nhiên ở khớp khuỷu. Khi xác định được điểm rơi của bóng người tập  nhanh chóng thực hiện đạp đất di chuyển nhanh đến vị trí dưới bóng, hai tay đưa lên cao trước trên trán đón bóng.

- Giai đoạn chuyền bóng: Người tập thực hiện động tác tiếp xúc bóng. Hai bàn tay mở rộng hơi xoay vào nhau và hướng ra trước lên trên, hai ngón tay cái hợp với nhau gần như một đường thẳng, cùng với các ngón trỏ tạo thành hình tam giác. Các ngón tay còn lại khum tự nhiên, hai bàn tay tạo thành hình túi chuẩn bị đón bóng.

-  Tầm tiếp xúc: Bóng cách trước trên trán khoảng một bóng là thích hợp nhất.

- Điểm tiếp xúc bóng: Là các phần chai tay và các mép ngoài của các ngón tay. Ngón tay cái có nhiệm vụ đỡ bóng là chính, ngón tay trỏ và ngón giữa có tác dụng đẩy bóng đi một cách chính xác. Các ngón còn lại có chức năng giữ thăng băng và hỗ trợ lực, ổn định hướng chuyền bóng.

hình 8

 

 

 

 

 

 

- Phương hướng dùng lực: Đồng thời với tay tiếp xúc bóng là động tác phối hợp của chân. Lúc này người tập duỗi mạnh khớp gối, nâng trọng tâm cơ thể lên cao, hai. tay vươn theo thực hiện duỗi khớp khuỷu, sau đó là cổ tay, bàn tay và cuối cùng là các ngón tay bật mạnh và đẩy bóng đi.

Để tránh các trường hợp phạm lỗi kỹ thuật như dính bóng hoặc hai tiếng khi chuyền, người tập cần thực hiện động tác hoãn xung hợp lý trong khi đỡ và tiếp xúc bóng bằng cách hơi ngả bàn tay ra sau một chút sau đó mới thực hiện phối hợp đẩy bóng đi một

Hai tay khí tiếp xúc bóng phải ngang đều nhau, tránh tay cao tay thấp hoặc tiếp xúc bóng một cách đột ngột bằng các đầu ngón tay.

   Thực trạng:

  • Tiếp xúc bóng chưa đúng, đau tay, có tiếp bộp bộp…
  • Thời gian tiếp xúc bóng quá lâu(dính bóng)..
  • Khi tiếp xúc bóng để chuyền đi tay để quá thấp( dưới cằm)…
  • Tư thế thân người khi chuyền bóng chưa đúng…

   Nguyên nhân

  • Khả năng phán đóan bóng đến chưa chính xác
  • Góc độ, hình tay tiếp xúc bóng không hợp lý
  • Không có sự di chuyển phối hợp cả thân người khi chuyền bóng
  • Yếu tố tâm lý không ổn định, sợ bóng…
  • Chưa nắm vững kỹ thuật cơ bản

 

4. Các bài tập bổ trợ kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt

Mô phỏng hình tay chuyền bóng đúng : Cách thực hiện: Hình tay đón bóng hợp lý, tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay để kiểm tra: mặt phẳng tay, tư thế hình tay, góc độ ra tay khi chuẩn bị tiếp xúc với bóng.

            Chú ý: kết hợp lực toàn thân khi thực hiện kỹ thuật.

  • Yêu cầu đối với bài tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt.

Chuyền bóng vào tường nhiều lần : Thực hiện kỹ thuật di chuyển, đón đỡ bóng vào tường thay đổi khoảng cách. Thực hiện liên tục trong thời gian 3 phút.

Yêu cầu: Chuyền cao tay vào tường chuẩn, dùng lực đều, di chuyển, phối hợp nhịp nhàng.

Tác dụng của bài tập: vùa sửa hình tay, góc độ, cách dùng lực, phối hợp sức và độ chuẩn của bóng theo ý muốn của người tập.                                                 Tập chuyền bóng cao

Bài tập cá nhân:

+ Tại chỗ chuyền bóng cao tay.

+ Di chuyển tiến – lùi chuyền bóng cao tay.

+ Di chuyển ngang chuyền bóng cao tay.

+ Đứng tại chỗ co gối phải (đùi vuông góc, song song với mặt đất và cẳng chân vuông góc với đùi) kết hợp với thân người vỗ tay quá đùi sau đó thực hiện chuyền bóng cao tay.

  • Bài tập  với hai người:

+ Hai người chuyền bóng cao tay chính diện:

*  Thay đổi khoảng cách chuyền bóng: Ban đầu cách nhau 1m – 2m – 3m – 4m

*  Thay đổi tầm chuyền bóng: đường bóng thấp – trung bình – cao.

Hoàn thiện kỹ thuật : Hai người chuyền qua lại với nhau

    5. Kết luận

Các thầy cô, các em sinh viên có thể sử dụng các bài tập này để hoàn thiện tốt kỹ thuật chuyền bóng cao tay, có thể áp dụng được trong cả môn bóng chuyền hơi

ThS. Bùi Minh Tuấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN