Banner
Trang chủ BỘ MÔN Bộ môn Khoa học xã hội

TS. Nguyễn Đỗ Hương Giang - "Một số hình thức và giải pháp tăng cường tổ chức tổ chức giáo dục hướng nghiệp học sinh THPT”

26/10/2023 11:00 - Xem: 676
Hướng nghiệp là các dịch vụ và hoạt động để hỗ trợ các cá nhân ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời họ để giúp họ có sự lựa chọn về giáo dục, đào tạo, nghề nghiệp và để quản lý nghề nghiệp của họ. Các dịch vụ này có thể được thực hiện ở các trường phổ thông, Cao đẳng, Đại học, trung tâm đào tạo, dịch vụ việc làm, nơi làm việc,trong các lĩnh vực tình nguyện, cộng đồng hay tư nhân. Các hoạt động này có thể ở dưới dạng hoạt động với cá nhân hay hoạt động nhóm và có thể theo hình thức trực tiếp, hoặc từ xa (qua mạng internet)

Hướng nghiệp là các dịch vụ và hoạt động để hỗ trợ các cá nhân ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời họ để giúp họ có sự lựa chọn về giáo dục, đào tạo, nghề nghiệp và để quản lý nghề nghiệp của họ. Các dịch vụ này có thể được thực hiện ở các trường phổ thông, Cao đẳng, Đại học, trung tâm đào tạo, dịch vụ việc làm, nơi làm việc,trong các lĩnh vực tình nguyện, cộng đồng hay tư nhân. Các hoạt động này có thể ở dưới dạng hoạt động với cá nhân hay hoạt động nhóm và có thể theo hình thức trực tiếp, hoặc từ xa (qua mạng internet). Hướng nghiệp sẽ bao gồm các công cụ trắc nghiệm (đánh giá và tự đánh giá), các phỏng vấn/thảo luận, các chương trình giáo dục nghề để giúp các cá nhân phát triển nhận thức về bản thân, nhận thức về các cơ hội và các kĩ năng quản lý nghề nghiệp, các chương trình thử nghiệm trước khi chọn nghề, các chương trình tìm việc và các dịch vụ chuyển đổi nghề nghiệp.(Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD, 2004).

Giáo dục hướng nghiệp là một trong những hoạt động giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-GDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm: “…Giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”. Công tác tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở hầu hết các cơ sở giáo dục trong thời gian qua gặp khó khăn bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu nhất là do ở nước ta chưa có đội ngũ giáo viên được đào tạo về hướng nghiệp và thiếu nguồn tài liệu. Hiện tại, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho các lớp 10, 11 và 12 (cấp trung học phổ thông) được tổ chức chủ yếu dựa vào chương trình và nội dung sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành. Mặt khác, nội dung chương trình và sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp có liên quan chặt chẽ với sự phát triển kinh tế – xã hội, sự thay đổi của hệ thống và các xu hướng giáo dục – đào tạo, tình hình và xu hướng phát triển của thị trường tuyển dụng lao động v.v. Điều này đòi hỏi công tác hướng nghiệp cần có những đổi mới, cập nhật về nội dung, phương pháp và các thông tin liên quan đến hướng nghiệp có nhạy cảm giới.

Hoạt động giáo dục nghề phổ thông (HĐGDNPT) là một hình thức giáo dục hướng nghiệp (GDHN) chủ yếu và giữ vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu hướng nghiệp cho học sinh phổ thông cấp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT).

GDHN là một quá trình lâu dài, được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau theo một quy trình đã được xác định nhằm “giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”

Quy trình hướng nghiệp gồm 3 bước:

Bước 1: Là bước đầu tiên, quan trọng nhất cần làm trong hướng nghiệp là giúp cho học sinh trả lời được câu hỏi: Em là ai? trên cơ sở hướng dẫn học sinh khám phá bản thân qua những bài tập suy ngẫm, các bài trắc nghiệm và tư vấn cá nhân.

Bước 2: Giúp học sinh trả lời được câu hỏi: Em đang đi về đâu? trên cơ sở hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua các bài tập tìm hiểu nghề, qua trải nghiệm, qua các trang web, qua làm các bài tập phỏng vấn nghề nghiệp và qua tư vấn cá nhân.

Bước 3: Giúp học sinh trả lời được câu hỏi: Làm sao để đi đến nơi em muốn tới? trên cơ sở hướng dẫn, hỗ trợ học sinh lập kế hoạch nghề nghiệp để theo đóthực hiện nhằm đạt được mục tiêu nghề nghiệp.

Quy trình hướng nghiệp có thể được lặp đi lặp lại trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời mỗi người. Đặc điểm của quy trình hướng nghiệp là bước
1, bước 2 và bước 3 có ảnh hưởng, tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Kết quả thực hiện bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau. Ngược lại, kết quả thực hiện bước sau có thể giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá lại kết quả thực hiện bước đã thực hiện trước đó để có sự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, sau khi lập kế hoạch nghề nghiệp (bước 3), học sinh có thể nhận ra mình chưa hiểu rõ về thị trường tuyển dụng lao động (bước 2) hoặc nhận ra mình chưa hiểu rõ về bản thân (bước 1). Trong trường hợp này, học sinh có thể quay trở lại thực hiện bước 2 hoặcbước 1 trước khi hoàn tất bước 3. Các em cần lưu ý tránh sự ảnh hưởng có thể của các yếu tố định kiến và khuôn mẫu giới khi thực hiện 3 bước trong quy trình lập kế hoạch của bản thân.

Như vậy, Quy trình hướng nghiệp là cơ sở quan trọng để xác định các công việc cần làm và các bước đi cụ thể trong chương trình hướng nghiệp nói chung, HĐGDNPT nói riêng. Đối với giáo viên dạy nghề phổ thông, quy trình hướng nghiệp giúp mỗi người nhìn thấy trước những nhiệm vụ GDHN cần thực hiện qua các chủ đề/ bài học trong chương trình HĐGD NPT và bước đầu đưa ra được định hướng để tiến hành GDHN.

Giáo viên dạy nghề phổ thông cần thay đổi cách thiết kế kế hoạch bài học theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học và GDHN qua HĐGDNPT để theo đó thực hiện khi lên lớp theo các bước sau.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Để tổ chức tốt giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học, cần phải giải quyết tốt nhiều vấn đề, thực hiện nhiều giải pháp. Theo chúng tôi, trong các trường phổ thông trước mắt cần phải thực tốt một số giải pháp sau đây:

1. Đổi mới cách tiếp cận các thành tố của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng sau trung học theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và công tác phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

3. Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm của học sinh phổ thông và điều kiện nhà trường trong tình hình mới

Chương trình, nội dung giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học là cụ thể hoá mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông theo yêu cầu phát triển nhân lực của địa phương, đất nước trong giai đoạn mới và điều kiện giáo dục  hướng nghiệp ở các nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Lựa chọn chương trình, nội dung giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc thù chương trình giáo dục phổ thông mới và khả năng nhận thức của học sinh là rất quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp cận với các kiến thức về nghề nghiệp một cách đầy đủ, từ đó, có sự đối chiếu, lựa chọn nghề phù hợp. Nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường phổ thông thích hợp và khoa học sẽ có tác động tích cực đến quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông của học sinh và việc cung cấp nhân lực tại chỗ của địa phương. Đổi mới chương trình giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ,… để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cả về nănglực và phẩm chất. Đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng ngành nghề; tăng hoạt động thực hành, trải nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tích cực chuẩn bị năng lực ngoại
ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của học sinh đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai. Cần cụ thể hóa các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của giáo dục hướng nghiệp phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh để từ đó quán triệt vào các môn học, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng
tạo theo tinh thần mới của chương trình giáo dục phổ thông là tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên, định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai. Chương trình, nội dung giáo dục hướng nghiệp cần được thực hiện theo hướng mở, đa dạng hóa, linh hoạt,
liên thông giữa các cấp học, năng lực người dạy và người học, đặc điểm và nhu cầu địa phương; phù hợp với các phương thức giáo dục hướng nghiệp.

4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên hướng nghiệp

5. Đổi mới cơ chế, chính sách; tăng cường nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông

6. Nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp của cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục phổ thông

7. Tăng cường xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông cho học sinh phổ thông

Do tính đặc thù của hoạt động giáo dục hướng nghiệp là liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan và lực lượng xã hội nên việc tăng cường xã hội hoá hoạt động giáo dục hướng nghiệp là giải pháp tốt nhất nhằm vừa huy động nhiều nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp, vừa giúp giải quyết những khó khăn trước mắt về tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực để tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

“Giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông bằng các hình thức: Tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học, lao động sản xuất và học nghề phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khóa khác”.

CÁC PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT

  1. Phương pháp tích lũy kinh nghiệm

Ở Việt Nam, việc HS đi làm thêm trong khi còn đi học vẫn chưa phổ biến. Thậm chí nếu gia đình có dịch vụ như tiệm tạp hóa hay xưởng sản xuất nhỏ cũng không khuyến khích con mình tham gia giúp đỡ vì sợ ảnh hưởng tới việc học. Thực tế cho thấy, cơ hội cọ sát với thế giới nghề nghiệp càng sớm thì càng giúp cho HS có trải
nghiệm, kiến thức nghề nghiệp vững vàng, thiết lập những kĩ năng thiết yếu từ sớm và có điều kiện để tìm hiểu bản thân.

  1. Học nghề phổ thông

Một trong những cách mà các cơ sở giáo dục có thể giúp cho HS thu được các kinh nghiệm làm việc trong quá trình học là khuyến khích HS tham gia học nghề phổ thông. Học nghề phổ thông là một phương pháp rất hữu hiệu để giúp HS tiếp cận với hoạt động nghề nghiệp trong quá trình học ở trường phổ thông, giúp các em tăng thêm nhận thức về nghề nghiệp, nhận ra sự khác biệt giữa lí thuyết học thuật và ứng dụng lí thuyết đó trong công việc, hiểu rõ sở thích và khả năng của bản thân để ra quyết định nghề nghiệp sau này. Học nghề phổ thông còn tạo điều kiện cho HS đối chiếu và quan sát sự phù hợp nếu có giữa bản thân với nghề nghiệp.

  1. Tham gia hoạt động ngoại khóa

Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa như hoạt động Đoàn, Đội, văn nghệ, thể thao, hoạt động từ thiện và làm tình nguyện viên cho những hoạt động cộng đồng sẽ giúp HS rất nhiều trong việc khám phá sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mình.Những người làm nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp nên tạo điều kiện
cho HS có thể tham gia các loại hình ngoại khóa khác nhau, càng nhiều càng tốt.

4. Tìm hiểu thông tin nghề nghiệp

Một trong những hoạt động dễ thực hiện và nên được thực hiện hàng năm của các trường phổ thông là khuyến khích và tạo điều kiện cho HS tìm hiểu về các nghề nghiệp khác nhau qua những cuộc trò chuyện về nghề nghiệp. Điều này có thể được thực hiện theo các hình thức sau:

 - Tọa đàm trao đổi với các chủ doanh nghiệp và người lao động trong những ngành nghề khác nhau. Chương trình này có thể được làm toàn trường hay theo khối và có thể được tổ chức với sự hợp tác của Đoàn trường, với các doanh nghiệp trong vùng. Nguồn lực đầu tiên mà nhà trường nên sử dụng là cha mẹ học sinh (CMHS) trong trường;

- Tổ chức các sự kiện qua mạng lưới chuyên nghiệp;

- Tổ chức những buổi giao lưu với người lao động trong những ngành nghề khác nhau và các chủ doanh nghiệp trong vùng theo kiểu tổ chức các sự kiện xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp cho HS cuối cấp. Nguồn lực đầu tiên mà trường nên sử dụng cho mục tiêu này là cựu HS của trường hiện đang thành công trong nghề nghiệp;

- Mở những cuộc thi tìm hiểu, thuyết trình hay viết về thông tin nghề nghiệp để khuyến khích HS tìm hiểu về các nghề nghiệp khác nhau càng sớm càng tốt. Những hoạt động này có thể được lồng ghép vào các dịp như ngày Hiến chương các nhà giáo, ngày Quốc tế lao động , ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam v.v…

5. Tư vấn hướng nghiệp

Mỗi khối lớp nên có một GV chuyên về tư vấn hướng nghiệp có thời gian biểu cố định cho HS có thể tới gặp, nêu câu hỏi thắc mắc, trò chuyện và tìm hiểu thông tin cơ bản về hướng nghiệp bất cứ lúc nào. Đối với những trường hợp cần tư vấn đặc biệt, có thể hướng dẫn HS đến gặp những người làm tư vấn hướng nghiệp cấp cao hơn. Có
thể toàn trường chỉ có một người làm công tác tư vấn hướng nghiệp cá nhân hoặc hợp tác với các Trung tâm hướng nghiệp trong vùng để phối hợp tư vấn hướng nghiệp cá nhân.

KẾT LUẬN

Hướng nghiệp là một hành trình dài. Điều quan trọng là trong quá trình học sinh học tại trường, các cán bộ và thầy, cô giáo, những người có nhiều thông tin, kinh nghiệm và nắm bắt được các lí thuyết hướng nghiệp hãy hỗ trợ các em để các em hiểu được cơ sở khoa học của việc chọn nghề, các em biết được mình cần phải làm gì để đưa ra quyết định cho bản thân.

Tuy nhiên, hướng nghiệp không phải là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục. Vai trò của cha mẹ, sự phối hợp và hỗ trợ của các tập thể, cá nhân trong các lĩnh vực ngành nghề cho công tác hướng nghiệp là rất quan trọng. Hướng nghiệp là hỗ trợ học sinh tìm hiểu thông tin, xác định mục tiêu và ra quyết định chứ không phải việc đưa ra lời khuyên hay quyết định là các em nên theo ngành này hay ngành kia.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN