Banner
Trang chủ BỘ MÔN Bộ môn Khoa học xã hội

ThS. Dương Thế Hiển: “Ảnh hưởng của nhiệt độ thời tiết mùa Đông và mùa Hè tới việc rèn luyện Thể dục thể thao”

26/10/2023 11:00 - Xem: 424
- Nhà trường đã và đang diễn ra Hội thao CBVC, nhằm mục đích để tạo sân chơi, môi trường vận động và rèn luyện TDTT cho CBVC&NLĐ trong Nhà trường. - Hàng năm, nhà trường lựa chọn các CBGV&NLĐ có thành tích TDTT xuất sắc để thành lập đội tuyển tham dự Hội thao CBVC&NLĐ cấp Đại học Thái Nguyên - Tất cả các giải đấu đều cần có sự chuẩn bị trước đó thông qua việc luyện tập, trau dồi khả năng, trình độ cá nhân.

A - Đặt vấn đề

- Nhà trường đã và đang diễn ra Hội thao CBVC, nhằm mục đích để tạo sân chơi, môi trường vận động và rèn luyện TDTT cho CBVC&NLĐ trong Nhà trường.

- Hàng năm, nhà trường lựa chọn các CBGV&NLĐ có thành tích TDTT xuất sắc để thành lập đội tuyển tham dự Hội thao CBVC&NLĐ cấp Đại học Thái Nguyên

- Tất cả các giải đấu đều cần có sự chuẩn bị trước đó thông qua việc luyện tập, trau dồi khả năng, trình độ cá nhân.

- Trong quá trình rèn luyện đó, ngoài việc ảnh hưởng, tác động do điều kiện khí hậu của vùng, miền mang lại, thì yếu đố về nhiệt độ thời tiết cũng là một trong những điều kiện tác động đến việc rèn luyện TDTT của con người.

> Do vậy, lựa chọn chủ đề: “Ảnh hưởng của nhiệt độ thời tiết mùa đông và mùa hè tới việc rèn luyện Thể dục thể thao”

B – Nội dung chính

1. Đặc điểm nhiệt độ cơ thể

- Nhiệt độ ổn định, dao động trong khoảng 36,5 – 37,0 độ C.

- Có sự khác nhau giữa người trưởng thành và trẻ em

- Có thể thay đổi khi cơ thể gặp vấn đề về bệnh lý hoặc tác động của thời tiết bên ngoài

2. Đặc điểm nhiệt độ thời tiết

a. Mùa đông

- Nhiệt độ thấp, thời tiết lạnh, khô

- Thời gian kéo dài từ tháng 12 đến hết tháng 3

- Khiến cơ thể con người dễ bị co cứng cơ, hạn chế vận động.

b. Mùa hè

- Nhiệt độ cao, thời tiết nóng, ẩm ướt

- Thời gian kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9

- Khiến cơ thể con người dễ đổ mồ hôi, cảm giác uể oải, nhanh mệt.

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ thời tiết đến cơ thể

- Nhiệt độ lý tưởng khiến cơ thể cảm thấy thoải mái dao động từ 27 – 30 độ C. Có sự chênh lệch so với nhiệt độ cơ thể.

+ Trời mùa đông mang nhiệt độ thấp, thời tiết lạnh, tác động lên đầu dây thần kinh cảm giác trên bề mặt da, làm các lỗ chân lông bị co lại, từ đó não bộ phát ra tín hiệu phản ứng có điều kiện. Đặc điểm chủ yếu về sinh lý là “Toát mồ hôi trộm”, nhiệt độ vùng bàn tay, bàn chân lạnh hơn so với những vùng da khác.

Đối với việc rèn luyện TDTT mang tâm lý ngại, lười vận động (Sợ lạnh)

+ Trời mùa hè mang nhiệt độ cao, thời tiết nóng bức, làm các lỗ chân lông có xu hướng mở rộng để tản nhiệt ra bên ngoài. Đặc điểm sinh lý là “Toát mồ hồi khô”, nhiệt độ bề mặt da nóng, chủ yếu là bằng nhiệt độ cơ thể.

Đối với việc rèn luyện TDTT mang tâm lý uể oải, mệt mỏi (Do tiêu hao nước)

4. Định hướng rèn luyện dưới ảnh hưởng của nhiệt độ thời tiết mùa Đông và mùa Hè.

- Nhìn chung, theo nguyên tắc huấn luyện TDTT, cần đảm bảo đủ các yếu tố khi bước vào quá trình rèn luyện TDTT. Chỉ có sự khác biệt lớn nhất là quá trình “Khởi động” ban đầu. Đây là quá trình rất quan trọng khi chịu ảnh hưởng của nhiệt độ thời tiết khắc nghiệt, nó quyết định tới chất lượng của cả quá trình rèn luyện.

          + Mùa đông: Làm nóng cơ thể bằng cách vận động toàn thân với cường độ nhẹ nhàng (Chạy bộ nhẹ nhàng trong vòng 5 phút hoặc khởi động 08 bài tập tay không với đủ 4 lần/8 nhịp…) với mục đích chính là tăng cường quá trình vận động, trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể, từ đó tạo ra năng lượng vừa đủ để cơ thể phát nhiệt và tạo ra mồ hôi thông qua lỗ chân lông thấm đều bề mặt da của cơ thể để tạo ra một lớp nhiệt độ chống lại tác động nhiệt độ thấp của thời tiết bên ngoài.

          Sau đó và chuỗi các bài khởi động về xoay khớp, ép dây chằng, khởi động chuyên môn với tác dụng kích thích cảm giác vận động của môn thể thao đó, từ đó giảm thiểu chấn thương.

          Quá trình rèn luyện trong mùa Đông giống với như khi đang luyện tập trong thời tiết bình thường khác.

          Khi kết thúc quá trình rèn luyện, chủ động giảm thiểu lượng vận động một cách chậm dần đều (Sử dụng các bài tập thả lỏng thông thường). Trong quá trình này, do cơ thể vẫn đang trong trạng thái vận động cao, khả năng tạo nhiệt vẫn còn, bề mặt da vẫn còn mồ hôi (Chưa có cảm giác lạnh), nên dùng khăn khô lau sạch mồ hôi và mặc thêm quần áo để tránh nhiệt độ không khí lạnh tác động bất chợt.

          + Mùa hè: Khởi động tích cực với các bài tập cho sẵn (Chạy bộ từ 7 – 10 phút). Với mục đích là để tâm lý thoát khỏi trạng thái trì trệ, uể oải do thời tiết nóng bức mang lại.

          Tiếp tục khởi động với các bài tập xoay khớp, ép dây chằng, khởi động chuyên môn với cường độ nhẹ nhàng để hạn chế sự tỏa nhiệt từ cơ thể ra bên ngoài (Tuy vậy vẫn lưu ý khởi động kỹ những vùng, cơ quan dễ xảy ra chấn thương).

          Quá trình rèn luyện trong mùa Hè giống với như khi đang tập luyện trong thời tiết bình thường khác. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện cần có những quãng nghỉ nhỏ, để cơ thể có thời gian tỏa nhiệt, giảm thiểu sự căng thẳng cho cơ thể.

          Kết thúc quá trình rèn luyện, chủ động kết hợp với quãng nghỉ để nhanh chóng giảm nhiệt cho cơ thể, di chuyển tới nơi thông thoáng, thả lỏng và hồi sức.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN