Banner
Trang chủ BỘ MÔN Bộ môn Khoa học xã hội

TS. Nguyễn Đỗ Hương Giang - “Di cư việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số đến các khu công nghiệp ở Việt Nam: Hiện trạng và một số vấn đề xã hội” - Tóm tắt Seminar Tháng 11/2021

30/11/2021 08:00 - Xem: 591
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), có mặt tại 54 tỉnh và chiếm 14,7% dân số cả nước. Do những tác động và lực hút – lực đẩy của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nên đã xuất hiện ngày càng nhiều các dòng di dân từ các khu vực nông thôn, miền núi đến các khu đô thị, khu công nghiệp.

I. Thông tin chung

- Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Đỗ Hương Giang

- Chức vụ: Giảng viên chính, Tiến sỹ

- Đơn vị: Khoa Khoa học cơ bản

- Tên chủ đề: “Di cư việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số đến các khu công nghiệp ở Việt Nam: Hiện trạng và một số vấn đề xã hội”

II. Nội dung:

   Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), có mặt tại 54 tỉnh và chiếm 14,7% dân số cả nước. Do những tác động và lực hút – lực đẩy của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nên đã xuất hiện ngày càng nhiều các dòng di dân từ các khu vực nông thôn, miền núi đến các khu đô thị, khu công nghiệp. Di dân là hiện tượng xã hội khách quan, là một biểu hiện sinh động của tính cơ động xã hội, gắn liền với với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và toàn cầu hóa. Đây cũng là hiện tượng phức tạp vì liên quan đến nhiều phương diện khác nhau (nhân khẩu, sinh kế, văn hóa, chính trị, v.v.), diễn ra ở nhiều không gian, thời gian khác nhau, Thưa quý vị, nghiên cứu của chúng tôi đưa ra các thông tin về nguyên nhn thúc đẩy người lao động thuộc nhóm thanh niên dân tộc thiểu số di cư đến các khu công nghiệp  để tìm việc là; các yếu tố ảnh hưởng tới cuộc sống và việc làm của nhóm thanh niên dân tộc thiểu số ; thực trạng việc làm và thu nhập của họ tại các khu công nghiệp ; những vấn đề cần quan tâm giải quyết … để đảm bảo cho nhóm thanh niên dân tộc thiểu số  làm việc tại các khu công nghiệp  được thuận lợi và hiệu quả.

Chúng ta có thể thấy, Thanh niên DTTS tại các KCN là một biểu hiện đặc trưng của biến đổi xã hội và là một phần quan trọng và không thể tách rời trong giảm nghèo và phát triển. Sự có mặt của thanh niên DTTS tại các KCN là một quá trình thúc đẩy sự phát triển thông qua việc lấp đi những khoảng trống trong thị trường lao động chính quy và phi chính quy tại nơi đến. Trong bối cảnh số lượng các KCN ngày càng tăng thì lượng người di cư nói chung và di cư lao động của thanh niên DTTS nói riêng cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong số người lao động làm việc tại các KCN. Tuy nhiên, do là nhóm yếu thế trong xã hội, vấn đề di cư việc làm của nhóm thanh niên DTTS tại các khu công nghiệp (KCN) gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu này có mục tiêu chính là đánh giá thực trạng và một số vấn đề quan tâm đối với di cư của nhóm thanh niên DTTS tại các KCN, đây sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp hỗ trợ tiếp theo. Nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm (2020-2021) tại 3 tỉnh đại diện cho 3 vùng miền Băc, Trung, Nam là Thái Nguyên, Quảng Nam và Bình Dương. Tiêu chí để lựa chọn các tỉnh nghiên cứu là tỉnh có nhiều KCN và có khoảng cách gần với các các tỉnh có nhiều cộng đồng DTTS sinh sống, thuận lợi cho việc di cư. Mẫu khảo sát được chọn ngẫu nhiên trong nhóm thanh niên DTTS có độ tuổi 16 đến 30 đang làm việc tại các KCN với số lượng 330 phiếu điều tra.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra lực hút nguồn lao động di cư từ các địa phương khác tới các địa phương phát triển kinh tế nhanh, mạnh, tập trung nhiều KCN. Khu công nghiệp cũng là nơi thu hút nhiều lao động thanh niên DTTS di cư việc làm. Kết quả khảo sát đề tài cho thấy các tác động tích cực và tiêu cực của di cư đến cả nơi đến lẫn nơi đi.

- Đối với nơi đến: thanh niên DTTS di cư giúp bổ sung nguồn lao động quan trọng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhu cầu lao động của nơi đến, đồng thời góp phần phát triển nhanh, nhiều các dịch vụ xã hội do lao động di cư đến phải chi dùng cho sinh hoạt hàng ngày và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Tại các KCN, ngoài hỗ trợ nâng cao tay nghề và bố trí việc làm phù hợp cho người lao động, cần có hệ thống nhà ở xã hội, khu kí túc xá công nhân, điện, nước, giao thông vận tải, chăm sóc sức khỏe…; cũng như hệ thống an ninh trật tự đảm bảo, an sinh xã hội hiệu quả…Đặc biệt, những KCN thu hút lực lượng đông lao động nữ DTTS, vấn đề nhà ở an toàn, nhà trẻ, trường học, khu vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe sinh sản cần được quan tâm hơn nữa. Việc nữ thanh niên DTTS di cư cũng đem lại những sự thay đổi nhất định về tình trạng kết hôn, ly hôn, mâu thuẫn gia đình và hàng loạt các vấn đề nảy sinh…

- Đối với nơi có người lao động di cư đi, quá trình chuyển dịch lao động, đặc biệt thanh niên DTTS đã tạo ra nguồn tiền đáng kể phục vụ sinh hoạt cá nhân và gia đình của họ, cũng như tích lũy gửi về. Tuy nhiên, chính điều này đã dẫn đến áp lực lao động tại chỗ bị ảnh hưởng; các thành viên trong gia đình xa cách, con thiếu mẹ hoặc bố; quá trình chăm sóc trẻ em phụ thuộc vào các thành viên còn lại trong gia đình mà ở đây chủ yếu là ông bà/ bố/ mẹ hoặc trẻ em gặp phải các vấn đề trong đời sống tâm lý, học tập cũng như thực hiện chức năng sống hàng ngày của trẻ; các yếu tố nguy cơ/bảo vệ trẻ em có bố mẹ đi làm xa…Với người cao tuổi, khi thanh niên DTTS di cư thì việc chăm sóc người cao tuổi lúc ốm đau, bệnh tật hay cô đơn cũng là vấn đề đáng quan tâm. Thêm nữa, tình cảm vợ chồng xa cách cũng làm nảy sinh những hẫng hụt, mâu thuẫn gia đình, tăng tỷ lệ ly hôn ở nơi đi… Một vấn đề xã hội khác cần quan tâm - vấn đề “hậu công nghiệp”. Đó là, việc làm, thu nhập va sự hòa nhập trở lại của người lao động di cư khi từ KCN trở về.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN