Tên chủ đề: “Một số giải pháp nâng cao phong trào thể dục thể thao trong sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”
Người trình bày: ThS. Dương Thế Hiển
1. Đặt vấn đề.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành và có những diễn biến phức tạp. Việc rèn luyện thể dục thể thao của mỗi người dân trên cả nước nói chung và trong sinh viên trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng đang gặp phải rất nhiều khó khăn, việc duy trì tập luyện gặp nhất nhiều bất lợi; dẫn đến việc phong trào thể dục thể thao ngày càng đi xuống.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, từ đó đẩy mạnh nền phong trào thể dục thể thao cho sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, góp phần cải thiện thể chất, sức đề kháng để phòng, chống và tránh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19. Tôi lựa chọn chủ đề “Một số giải pháp nâng cao phong trào thể dục thể thao trong sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”
2. Thực trạng phong trào TDTT
- Lượng sinh viên tham gia tập luyện và chơi thể thao sụt giảm đáng kể
- Địa điểm, sân bãi, cơ sở vật chất phục vụ cho TDTT xuất hiện dấu hiệu hỏng hóc, giảm chất lượng.
- Sinh viên không còn hứng thú với các hoạt động TDTT bởi trạng thái “Lười vận động” do thời gian dài áp dụng giãn cách theo quy định
- Đoàn TN – Hội SV ít tổ chức các chương trình thể thao cho sinh viên
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Do ảnh hưởng của Dịch bệnh Covid – 19.
- Do sự phát triển nhanh và lớn mạnh của các loại hình giải trí công nghệ tiên tiến.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Đoàn TN – Hội SV chưa thực sự quan tâm và chú trọng tới các hoạt động TDTT.
- Tâm lý ngại vận động sau thời gian nghỉ do áp dụng giãn cách.
- Các hoạt động đưa ra không còn mang lại sự hứng thú, cũng như không đáp ứng đúng sở thích của sinh viên.
4. Cơ sở lựa chọn các giải pháp.
4.1. Tuân thủ sự chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19.
Đảm bảo các giải pháp đưa ra đều phải tuân thủ theo sự chỉ đạo của Chính phủ, công văn của UBND Tỉnh và văn bản của Nhà trường trong bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid – 19.
4.2. Đảm bảo các nguyên tắc trong giáo dục
2.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu
2.2.2. Đảm bảo tính khả thi
2.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn
2.2.4. Đảm bảo tính đồng bộ và phát triển
4.3. Sự phù hợp với nguồn cơ sở vật chất của đơn vị sở tại
Nguồn cơ sở vật chất của Nhà trường phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao là tương đối lớn và đẩy đủ. Cần thiết phải tận dụng tối đa lợi ích mà nguồn cơ sở vật chất mang lại mà vẫn đảm bảo sự phù hợp giữa hoạt động thể dục thể thao và nguồn cơ sở vật chất.
5. Một số giải pháp
5.1. Nâng cao sự quan tâm, chỉ đạo của ban lãnh đạo
Đảng Ủy – Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên nhà trường là các tổ chức trực tiếp chỉ đạo việc sinh viên sẽ được rèn luyện thể dục thể thao như thế nào, khi nào, bằng cách nào… từ đó phản ánh nên chất lượng, hiệu quả, tác dụng của việc rèn luyện thể dục thể thao trong sinh viên.
5.2. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động
Thay vì tổ chức các giải đấu ngắn, nên tổ chức các giải đấu theo thời gian dài và dải đều xuyên suốt trong tháng, hoặc trong quý.
5.3. Đổi mới nội dung tổ chức hoạt động
Đề xuất các môn thể thao tự chọn theo nhu cầu của sinh viên, để các em thoải mái thể hiện theo sở thích; từ đó phát huy tối đa tiềm năng, tố chất đối với môn thể thao đó.
6. Phối hợp tổ chức thực hiện
46.1. Đảng Ủy – BGH, Đoàn TN – Hội SV
Thường xuyên khảo sát nhu cầu, sở thích của sinh viên để từ đó lựa chọn các môn thể thao phù hợp nhất với nguyện vọng của sinh viên.
6.2. Lãnh đạo các đơn vị
Thường xuyên theo sát sinh viên của đơn vị mình mỗi khi có giải đấu diễn ra. Tạo điều kiện về mọi mặt cho sinh viên của mình mỗi khi thi đấu. Động viên, khích lệ tinh thần, trao niềm tin và ủng hộ hết lòng cho các em sinh viên.
6.3 Tổ GDTC – Khoa KHCB
Là đội ngũ giảng viên đảm bảo về mặt chuyên môn, cũng như công tác tổ chức cho toàn bộ hoạt động thể dục thể thao lớn và nhỏ trong toàn trường. Cần thiết phải phối hợp cùng nhau để thực hiện chương trình (Điều lệ giải, công tác trọng tài, chuyên môn…)