1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục đích tăng cường và nâng cao thể lực cho sinh viên tạo điều kiện duy trì phòng và chống lại các bệnh tật trong giai đoạn như hiện nay.
Giáo dục thể chất là một trong những điều thiết yếu của con người giúp nâng cao thể lực cho sinh viên tạo điều kiện duy trì phòng và chống lại các bệnh tật. vấn đề đặt ra là hết sức cấp bách là phải đánh giá đúng thực trạng thể lực của sinh viên và tìm ra nhưng nguyên nhân, chủ yếu xây dựng một chiến lược lâu dài, đáp ứng yêu cầu tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và phải cần có các giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho sinh viên một cách đồng bộ. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi tiến hành : “Đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”.
2. YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Test 1. Lực bóp tay thuận
1. Yêu cầu dụng cụ: Lực kế
2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân bằng vai, tay thuận cầm lực kế hướng vào lòng bàn tay. Không được bóp giật cục và có các động tác trợ giúp khác. Thực hiện hai lần, nghỉ 15 giây giữa hai lần thực hiện.
3. Cách tính thành tích: Lấy kết quả lần cao nhất, chính xác đến 0,1kg
Test 2. Nằm ngửa gập bụng
1. Yêu cầu dụng cụ: Đệm cao su hoặc ghế băng, chiếu cói, trên cỏ bằng phẳng, sạch sẽ.
2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra ngồi chân co 900 ở đầu gối, hai bàn chân áp sát sàn. Một sinh viên khác hỗ trợ bằng cách hai tay giữ phần dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân người được kiểm tra tách ra khỏi sàn.
3. Cách tính thành tích: Mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần. Tính số lần đạt được trong 30 giây.
Test 3 . Bật xa tại chỗ
1. Yêu cầu dụng cụ: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1 x 3 m (nếu không có thảm có thể thực hiện trên nền đất, cát mềm). Đặt một thước đo dài làm bằng thanh hợp kim hoặc bằng gỗ kích thước 3 x 0,3m trên mặt phẳng nằm ngang và ghim chặt xuống thảm (nền đất, cát mềm), tránh xê dịch trong quá trình kiểm tra.
2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân mở rộng tự nhiên, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn; khi bật nhảy và khi tiếp đất, hai chân tiến hành cùng lúc. Thực hiện hai lần nhảy.
3. Cách tính thành tích: Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm). Lấy kết quả lần cao nhất. Đơn vị tính là cm.
Test 4. Chạy 30m xuất phát cao
1. Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đồng hồ bấm giây; đường chạy thẳng có chiều dài ít nhất 40m, chiều rộng ít nhất 2m. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích, đặt cọc tiêu bằng nhựa hoặc bằng cờ hiệu ở hai đầu đường chạy. Sau đích có khoảng trống ít nhất 10m để giảm tốc độ sau khi về đích.
2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. Thực hiện một lần
3. Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100giây.
Test 5. Chạy con thoi 4 x 10m
1. Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy có kích thước 10 x 1,2m bằng phẳng, không trơn, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu, hai đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất là 2m. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, bốn vật chuẩn đánh dấu bốn góc đường chạy.
2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần một chân chạm vạch, nhanh chóng quay 1800 chạy trở về vạch xuất phát và sau khi chân lại chạm vạch xuất phát thì lại quay trở lại. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số bốn lần 10m với ba lần quay. Quay theo chiều trái hay phải là do thói quen của từng người. Thực hiện một lần.
3. Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây.
Test 6. Chạy tùy sức 5 phút
1. Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy dài ít nhất 50m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng trống ít nhất 1m để chạy quay vòng. Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 5m để xác định phần lẻ quãng đường (± 5m) sau khi hết thời gian chạy. Thiết bị đo gồm có đồng hồ bấm dây, số đeo và tích - kê ghi số ứng với mỗi số đeo.
2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao (tay cầm một tích – kê tương ứng với số đeo ở ngực). Khi chạy hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn và chạy lặp lại trong thời gian 5 phút. Khi hết giờ, người được kiểm tra lập tức thả tích - kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất. Thực hiện một lần.
3. Cách tính thành tích: đơn vị đo quãng đường chạy được là mét.
3. Kết quả đánh giá về các test của sinh viên Trường ĐH Nông lâm
Mục đích tăng cường và nâng cao thể lực cho sinh viên tạo điều kiện duy trì phòng và chống lại các bệnh tật trong giai đoạn như hiện nay.
Giáo dục thể chất là một trong những điều thiết yếu của con người giúp nâng cao thể lực cho sinh viên tạo điều kiện duy trì phòng và chống lại các bệnh tật. vấn đề đặt ra là hết sức cấp bách là phải đánh giá đúng thực trạng thể lực của sinh viên và tìm ra nhưng nguyên nhân, chủ yếu xây dựng một chiến lược lâu dài, đáp ứng yêu cầu tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và phải cần có các giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho sinh viên một cách đồng bộ. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi tiến hành : “Đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”.
4.KẾT LUẬN:
4.1 Thực trạng thể lực của sinh viên Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên ở mức đạt tốt và đạt với tiêu chuẩn là còn thấp, như vậy kết quả điều tra thể chất sinh viên đầu vào còn thấp cần có các bài tập phù hợp giúp cho sinh viên đảm bảo trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Nguyên nhân ảnh hưởng tới thể lực của sinh viên Thời gian gần đây cũng vì bệnh dịch covi lên sức khỏe của sinh viên cũng không được đánh giá một cách tốt nhất,vì vậy cần có các bài tập cụ thể giúp cho sinh viên phát triển học tập được tại nhà.
ThS. Nguyễn Khánh Quang