THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG THỂ THAO NGOẠI KHÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên về vai trò, tác dụng của tập luyện thể thao ngoại khóa.
Thông qua phỏng vấn bằng phiếu hỏi 400 sinh viên, trong đó có 200 sinh viên nam và 200 sinh viên nữ, đề tài đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của sinh viên về vai trò, tác dụng của tập luyện thể thao ngoại khóa. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 1.
Từ kết quả trên cho phép tôi đi đến một số nhận định:
Phần lớn sinh viên nam và nữ đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT NK là tăng cường sức khỏe, giữ gìn dáng vóc; giáo dục ý chí, đạo đức; giúp thư giãn, giải trí; tạo hưng phấn giúp tiếp thu các môn học tốt hơn; Sử dụng quỹ thời gian hợp lý, phòng tránh các tệ nạn xã hội. Tỷ lệ này đạt từ 45.5% - 66.5% đối với nam sinh viên và từ 52% - 71% đối với sinh viên nữ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn từ 5.5% đến 7% sinh viên nhận thức tiêu cực về vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT NK như: Không quan trọng; không có tác dụng; tốn kém, mất thời gian; thậm chí mệt mỏi, ảnh hưởng xấu tới việc học. Đây là những nhận thức chưa đúng về vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT NK và cần phải có các tác động điều chỉnh nhận thức ở nhóm đối tượng này.
2.2. Thực trạng CSVC phục vụ tập luyện thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Để giải quyết vấn đề này, đề tài đã tiến hành khảo sát CSVC phục vụ cho tập luyện thể thao ngoại khóa ccủa nhà trường. Kết quả được trình bày tại bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy: Mặc dù được nhà trường quan tâm đầu tư nhưng thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung và phục vụ cho phong trào TDTT ngoại khóa nói riêng còn nhiều hạn chế. Cụ thể:
- Về mức độ đáp ứng nhu cầu: Đa phần các ý kiến được phỏng vấn đều cho rằng, cơ sở vật chất hiện tại của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện thể thao nói chung của sinh viên và nhu cầu tập luyện ngoại khóa nói riêng. Thể hiện, ở mức độ chưa đáp ứng nhu cầu chiếm tỷ lệ cao, từ 55,5% đến 78,25%. Cá biệt có những cơ sở vật chất được người phỏng vấn đánh giá ở mức 100% chưa đáp ứng nhu cầu, như: sân đá cầu, bể bơi, bàn cờ. Đây cũng là lý do vì sao mặc dù được nhiều sinh viên yêu thích nhưng lại chưa thể phát triển ngoại khóa môn thể thao này tại nhà trường.
- Về chất lượng sân bãi: Ngoài 08 sân cầu lông , 04 bàn bóng bàn và 04 sân bóng đá là được đánh giá ở mức độ khá (lần lượt chiếm các tỷ lệ 43,5%; 41,75% và 54%) . Còn các loại sân còn lại đều được đánh giá là có chất lượng trung bình và kém (chiếm tỷ lệ từ 47,25% đến 65,25%), đồng thời còn quá ít và chiếm tỉ lệ thấp so với học sinh toàn trường, trong khi đó nhu cầu học sinh tham gia tập thể thao ngoại khoá ngày càng tăng.
Tóm lại chất lượng, số lượng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện thể thao ngoại khóa của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên còn thiếu cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học và tập luyện thể thao ngoại khóa. Do vậy, việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên là vấn đề cần thiết và cấp thiết.
2.3. Thực trạng đội ngũ GV, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện thể thao ngoại khóa tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Đề tài đã tiến hành đánh giá thực trạng đội ngũ GV, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện thể thao ngoại khóa tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thông qua khảo sát tại bằng phiếu. Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3:
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
Đến nay, toàn thể giáo viên thể chất của nhà trường đã có biên chế trong đó có 02 tiến sĩ, số còn lại 100% đều có trình độ thạc sĩ, đảm bảo cho công tác giảng dạy của bộ môn trong giai đoạn hiện tại. Đa phần giáo viên đều có thâm niên công tác trên 10 năm, đây có thể coi là vấn đề quan trọng giúp cho bộ môn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình trong nhiều năm qua ở nhà trường.
Với số lượng 05 giáo viên hiện tại, có thể nói là thiếu đối với việc phát triển các phong trào tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên nhà trường trong bối cảnh ngày càng có nhiều sinh viên có nhu cầu tập luyện thể thao ngoại khóa. Đây có thể coi là vấn đề cần phải giải quyết nếu muốn nâng cao được hiệu quả của công tác tập luyện thể thao ngoại khóa.
Qua khảo sát và phỏng vấn trực tiếp giáo viên thể chất và sinh viên nhà trường chúng tôi nhận thấy: Mặc dù tất cả 5/5 giáo viên thể chất (chiếm 100%) đều có tham gia tập luyện và hướng dẫn các hoạt động thể thao ngoại khóa nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thấy nhà trường có mời thêm giáo viên bên ngoài để hướng dẫn sinh viên tập luyện nhưng cũng chỉ mới dừng lại ở môn Võ, còn các môn còn lại đa phần là sinh viên tập tập luyện, không có người hướng dẫn.
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề hướng dẫn sinh viên hoạt động thể thao ngoại khóa của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, việc vận động, giao nhiệm vụ cho các cán bộ giáo viên, cùng với Đoàn Thanh niên tham gia tổ chức và hướng dẫn tập luyện TDTT ngoại khóa là việc làm rất cần thiêt. Ngoài ra, việc tổ chức các lớp huấn luyện, tập huấn trọng tài cũng như cử giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn là vấn đề cấp bách, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường hiên nay.
2.4. Thực trạng số lượng CLB các môn thể thao tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên .
Để có thấy rõ hơn việc tập luyện TTNK của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đề tài đã tiến hành khảo sát số lượng CLB các môn thể thao hiện đang duy trì tập luyện trong nhà trường, kết quả được thể hiện tại bảng 4:
Thông qua kết quả tại bảng 4 cho thấy:
Số lượng các CLB của các môn thể thao vẫn còn rất ít so với nhu cầu hoạt động ngoại khóa thực tế của sinh viên nhà trường. Và số lượng các môn thể thao có CLB để sinh viên sinh hoạt chỉ tập trung vào các môn có số lượng sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa nhiều như: Cầu lông, Võ, Bóng bàn, Bóng …. Đặc biệt là môn Cầu lông, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có tới 3 CLB Cầu lông. Điều này càng cho thấy cần phải có những điều kiện thuận lợi hơn nữa để giúp cho sinh viên có điều kiện tham gia tập luyện có chất lượng tốt hơn nữa ở các môn thể thao khác nhau.
Để phát triển hoạt động TDTT ngoại khóa, ngoài những vấn đề trên hoạt động TDTT ngoại khóa còn phụ thuộc vào chương trình tập luyện. Để làm rõ hơn vấn đề này, đề tài đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp về thực trạng chương trình tập luyện các môn thể thao ngoại tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Qua phỏng vấn cho thấy, chỉ có duy nhất CLB Cầu lông là có chương trình tập luyện ngoại khóa, còn lại các CLB của các môn thể thao khác là không có chương trình tập luyện cụ thể. Đây cũng là vấn đề cần được chú trọng quan tâm nhằm nâng cao hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh viên toàn trường.
2.5. Thực trạng những vấn đề khó khăn khi tham gia tập luyện TTNK của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đánh giá những khó khăn, trở ngại khi tham gia tập luyện TTNK của sinh viên, đề tài tiếp tục phỏng vấn bằng phiếu hỏi 400 sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Kết quả thu được trình bày tại bảng 5:
Kết quả tại bảng 5 cho thấy, có 9 nguyên nhân gây ra khó khăn, trở ngại khi tham gia tập luyện thể thao ngoại khóa của SV. Trong đó, vấn đề điều kiện sân bãi (chiếm 59%), không có GV hướng dẫn (chiếm 66.75%), và thiếu chương trình tập luyện phù hợp (chiếm 52.25%) vẫn là những yếu tố gây ra khó khăn, trở ngại hàng đầu hiện nay ở trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cần quan tâm giải quyết.
KẾT LUẬN
Đa số sinh viên có nhận thức về vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT NK tuy nhiên, vẫn còn 7% số sinh viên nhận thức chưa đúng về vấn đề này; CSVC phục vụ tập luyện TDTT NK còn thiếu cả về số lượng và chất lượng so với nhu cầu tập luyện; đội ngũ GV, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện TDTT NK cho sinh viên còn thiếu nhiều về số lượng; chương trình các môn thể thao ngoại khóa còn chưa được xây dựng đầy đủ; Các khó khăn khi tham gia tập luyện TT NK là các nguyên nhân chủ quan như thiếu người hướng dẫn, thiếu kinh khí, chương trình tập luyện chưa khoa học, thiếu quyết tâm, kế hoạch… còn các nguyên nhân khách quan như thiếu sân bãi, dụng cụ tập luyện và các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ ít hơn rất nhiều.
TS. Nguyễn Trường Giang