Banner
Trang chủ BỘ MÔN Bộ môn Khoa học tự nhiên

ThS. Nguyễn Thị Hoa - "Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC" - Tóm tắt nội dung báo cáo Seminar chuyên đề tháng 12

31/12/2022 09:02 - Xem: 570
IUPAC có bề dày lịch sử trong việc đặt tên chính thức các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Danh pháp IUPAC được phát triển sao cho bất kỳ hợp chất nào cũng có thể được đặt tên theo các nguyên tắc đã được chuẩn hóa và tránh bị trùng lặp tên gọi. Ấn phẩm đầu tiên về danh pháp hợp chất hữu cơ của IUPAC là "Hướng dẫn về danh pháp hợp chất hữu cơ IUPAC" xuất bản năm 1900, trong đó có thông tin từ Đại hội Hóa học Ứng dụng Quốc tế.

Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC

1. Danh pháp IUPAC là gì?

IUPAC có bề dày lịch sử trong việc đặt tên chính thức các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Danh pháp IUPAC được phát triển sao cho bất kỳ hợp chất nào cũng có thể được đặt tên theo các nguyên tắc đã được chuẩn hóa và tránh bị trùng lặp tên gọi. Ấn phẩm đầu tiên về danh pháp hợp chất hữu cơ của IUPAC là "Hướng dẫn về danh pháp hợp chất hữu cơ IUPAC" xuất bản năm 1900, trong đó có thông tin từ Đại hội Hóa học Ứng dụng Quốc tế.

Theo chương trình sách giáo khoa mới môn Hóa học 10, sử dụng tên quốc tế để gọi các nguyên tố hóa học, hợp chất thay cho tên cũ như các sách giáo khoa chương trình cũ. Vậy dưới đây là toàn bộ tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC

Danh pháp hữu cơ IUPAC có ba phần cơ bản: các nhóm thay thế, mạch carbon (gốc) và phần định chức. Nhóm thay thế là các nhóm chức gắn liền với mạch carbon chính. Mạch carbon chính là mạch liên tục dài nhất có thể. Phần định chức biểu thị loại phân tử.

Danh pháp vô cơ IUPAC cơ bản có hai phần chính: cation và anion. Cation là tên của ion tích điện dương và anion là tên của ion tích điện âm

2. Bảng nguyên tố hóa học IUPAC

II. PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GỌI TÊN MỘT SỐ PHÂN LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

1. OXIDE (OXIT)

- “oxide” - /ˈɒksaɪd/ hay /ˈɑːksaɪd/ - “óoc-xai-đ”

- Đối với oxide của kim loại (hướng đến basic oxide - oxit bazơ):

TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + OXIDE

Ví dụ:

  • Na2O: sodium oxide - /ˈsəʊdiəm ˈɒksaɪd/.
  • MgO: magnesium oxide - /mæɡˈniːziəm ˈɒksaɪd/

Lưu ý: Hóa trị sẽ được phát âm bằng tiếng Anh, ví dụ (II) sẽ là two, (III) sẽ là three. Đối với kim loại đa hóa trị thì bên cạnh cách gọi tên kèm hóa trị thì có thể dùng một số thuật ngữ tên thường để ám chỉ cả hóa trị mà kim loại đang mang. Trong đó, đuôi -ic hướng đến hợp chất mà kim loại thể hiện mức hóa trị cao, còn đuôi -ous hướng đến hợp chất mà kim loại thể hiện mức hóa trị thấp.

Lưu ý: Số lượng nguyên tử/ nhóm nguyên tử được quy ước là mon, di, tri, tetra, penta,…

Theo quy tắc giản lược nguyên âm: mono-oxide = monoxide, penta-oxide = pentoxide.

2. BASE (BAZƠ)

- “base” - /beɪs/

- “hydroxide” - /haɪˈdrɒksaɪd/ hay /haɪˈdrɑːksaɪd/

- Cách gọi tên:

TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + HYDROXIDE

3. ACID (AXIT)

- “Acid” - /ˈæsɪd/ - /e-xiđ/ hoặc

- Một số loại acid vô cơ tiêu biểu sẽ được gọi tên qua bảng sau:

4. MUỐI VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỘNG HÓA TRỊ KHÁC

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN