Banner
Trang chủ BỘ MÔN Bộ môn Khoa học xã hội

ThS Nguyễn Khánh Quang - Tóm tắt Seminar "Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên"

15/01/2022 00:00 - Xem: 548
Mục đích lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp cho người tập phòng và chống lại các bệnh tật trong giai đoạn như hiện nay.

1.Mục đích lựa chọn

Mục đích lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp cho người tập phòng và chống lại các bệnh tật trong giai đoạn như hiện nay.

Đối với nền giáo dục hiện đại cùng với sự đổi mới về phương pháp dạy và học, các hình thức học online thì việc lựa chọn các bài tập thể lực chung là một trong những bài tập giúp cho sinh viên tập luyện phù hợp với giai đoạn covis hiện nay đây là điều cần thiết của người học giúp nâng cao thể lực cho sinh viên tạo điều kiện duy trì phòng và chống lại các bệnh tật. vấn đề đặt ra là hết sức cấp bách là phải lựa chọn đúng các bài tập thể lực tìm ra nhưng nguyên nhân, chủ yếu xây dựng một chiến lược lâu dài, đáp ứng yêu cầu tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và phải cần có các giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho sinh viên một cách đồng bộ. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi tiến hành : “Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên Trường  Đại học Nông lâm Thái Nguyên”.

2. Xác định các bài tập

Tôi tiến hành lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên kỳ 1 kỳ 2 kỳ 3, theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực với 6 test kiểm tra

 

TT

Các chỉ tiêu

r

1

Chạy 30m XPC (s)

0,79

2

Bật xa tại chỗ (cm)

0,82

3

Lực bóp tay thuận (KG)

0,81

4

Nằm ngửa gập bụng 30 s (sl)

0,89

5

Chạy tuỳ sức 5 phút (m)

0,88

6

Chạy con thoi 4x10 mét (s)

0,78

Bảng 1. Xác định các bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên

TT

Nội dung

Chỉ tiêu

(Mức đạt)

 

sinh viên kỳ 1

1

Chạy 30 m XPC (s)

5,9 - 6,9

 

2

Nằm sấp chống đẩy30S (sL)

28 - 40

 

3

Ép dọc gập thân về trước (s)

26,6 - 31,6

 

4

Nằm ngửa gập bụng 30 s (sl)

15- 18

 

5

Chạy tùy sức 5 phút (m)

855 - 935

 

6

Bật bước bục 30s (sl)

26- 40

 

Sinh viên kỳ 2

1

Nâng cao đùi với dây thun 30s(sl)

28- 42

 

2

Bước chéo xoay người chạy ziczaz 10m/s (sl)

15 - 20

 

3

Chạy tăng tốc về trước và chạy giật lùi 10m/s(sl)

26,8 - 31,7

 

4

Bật nhảy sang trái phải liên tục 30s/l

29 - 45

 

5

Đứng dạng chân với bóng 1m 30s/l

12 - 20

 

6

Năng chân ngang 30s/l

25- 40

 

sinh viên kỳ 3 

1

Bước trượt với day thun30s/l

25 - 30

 

2

Bước chéo kết hợp đổi bước 10m 30s (sl)

6 - 15

 

3

Bật gập thân chống đẩy 30s/l

20 - 30

 

4

Chạy  nâng cao đùi tại chỗ 30s  (sl)

25 - 40

 

5

Chạy 20m tằng tốc và lùi 20m 30s/l

10 - 20 

 

6

Chạy con thoi 4x10 m (s)

12.0- 13.0

 

         

3. Yêu cầu trên cơ sở các tài liệu nói trên, chúng tôi xác định có 6 yêu cầu khi lựa chọn các bài tập

- Yêu cầu 1: Các bài tập được lựa chọn phải có tính định hướng phát triển thể lực cho sinh viên một cách rõ rệt.

- Yêu cầu 2: Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là các bài tập có thể thực hiện được trên đối tượng và điều kiện tập luyện của sinh viên trường đại học Nông lâm, đang ở tại nhà.

- Yêu cầu 3: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính hợp lý, nghĩa là nội dung, hình thức, khối lượng vận động phải phù hợp với đặc điểm đối tượng, điều kiện thực tiễn giảng dạy Online cho sinh viên trường đại học Nông lâm Thái Nguyên.

- Yêu cầu 4: Các bài tập phải có tính hiệu quả, nghĩa là các bài tập phải nâng cao thể lực cho sinh viên.

- Yêu cầu 5: Các bài tập phải có tính đa dạng, tạo hứng thú tập luyện cho sinh viên.

- Yêu cầu 6: Các bài tập phải có tính tiếp cận với xu hướng sử dụng các biện pháp và phương pháp giảng dạy thể lực hiện đại.

Bảng 2. Quan sát thực trạng sử dụng các bài tập phát triển TL chung cho sinh viên trong giờ học chính khoá

TT

Các dạng bài tập

đ­ược sử dụng

Tổng thời gian sử dụng bài tập trong giáo án (phút)

Số lần sử dụng trong giáo án

(lần)

Tỷ lệ thời gian từng nội dung với tổng thời gian  giáo án

(Phút)

1

Dạng bài tập phát triển sức nhanh

88

12

22.0%

2

Dạng bài tập phát triển sức mạnh

134

12

28.0%

3

Dạng bài tập phát triển sức bền

153

20

31.9%

4

Dạng bài tập phát triển mềm dẻo

60

8

12.5%

5

Dạng bài tập phát triển khéo léo

46

4

9.6%

Bảng 3. Kết quả lựa chọn bài tập nhằm phát triển TL chung cho sinh viên (n=20)

TT

Bài tập

Tán thành

(số người)

Tỷ lệ %

1

Nằm sấp chống đẩy30S (sL)

18

90.0

2

Ép dọc gập thân về trước (s)

19

95.0

3

Nằm ngửa gập bụng 30 s (sl)

16

80.0

4

Chạy tùy sức 5 phút (m)

18

90.0

5

Bật bước bục 30s (sl)

18

80.0

6

Nằm sấp chống đẩy30S (sL)

19

95.0

7

Nâng cao đùi với dây thun 30s(sl)

18

80.0

8

Bước chéo xoay người chạy ziczaz 10m/s (sl)

18

90.0

9

Chạy tăng tốc về trước và chạy giật lùi 10m/s(sl)

16

80.0

10

Bật nhảy sang trái phải liên tục 30s/l

16

80.0

11

Đứng dạng chân với bóng 1m 30s/l

16

80.0

12

Năng chân ngang 30s/l

18

80.0

13

Bước trượt với day thun30s/l

16

80.0

14

Bước chéo kết hợp đổi bước 10m 30s (sl)

16

80.0

15

Bật gập thân chống đẩy 30s/l

17

80.0

16

Chạy  nâng cao đùi tại chỗ 30s  (sl)

18

90.0

17

Chạy 20m tằng tốc và lùi 20m 30s/l

17

80.0

18

Chạy con thoi 4x10 m (s)

16

80.0

Bảng 4.kết quả phỏng vấn yêu cầu lựa chọn (n= 20)

 

TT

                            

                                Các yêu cầu

Kết quả trả lời

n

Tỷ lệ       %

1

Các bài tập được lựa chọn phải có tính định hướng phát triển TL cho sinh viên Trường đại học Nông lâm Đại học Thái Nguyên một cách rõ rệt.

19

95

2

Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là các bài tập có thể thực hiện được trên đối tượng và điều kiện tập luyện.

17

85

3

Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính hợp lý, nghĩa là nội dung, hình thức, khối lượng vận động phải phù hợp với đặc điểm đối tượng, điều kiện thực tiễn giảng dạy.

20

100

4

Các bài tập phải có tính hiệu quả, nghĩa là các bài tập phải nâng cao TL cho sinh viên

19

95

5

Các bài tập phải có tính đa dạng, tạo hứng thú tập luyện cho sinh viên.

19

95

6

Các bài tập phải có tính tiếp cận với xu hướng sử dụng các biện pháp và phương pháp giảng dạy thể lực hiện đại.

17

85

4.KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

Cả 6 yêu cầu đ­ưa phỏng vấn cả 6 yêu cầu đều được tán đồng rất cao chiếm tỷ lệ từ 85 % đến 100%.

 Trong 18 bài tập mà tôi đưa ra đã lựa chọn được 18 bài tập có sự tán đồng cao, với số phiếu và điểm từ 80 đến 100 điểm. vì vậy tôi sẽ đưa ra 18 bài tập có mức độ ưu tiên cao để đưa vào sử dụng.

4.1.Kết quả đánh giá và các bài tập phát triển thể lực chung  cho sinh viên Trường ĐH Nông lâm

 Tôi mong muốn được xem xét và sử dụng như một tài liệu tham khảo chuyên môn để nâng cao thể chất cho sinh viên trường đại học Nông lâm thái nguyên.

các bài tập thể lực chung nhằm phát triển thể chất cho sinh viên sau thời gian covis học tại nhà thực nghiệm có khả năng nâng cao thể lực cho sinh viên. Đạt độ tin cậy thống kê cần thiết.

5.KẾT LUẬN

1. Thực trạng thể lực của sinh viên Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên chưa được đánh giá hết cần có các bài tập phù hợp  giúp cho sinh viên đảm bảo trong giai đoạn covis như hiện nay.

2.Nguyên nhân ảnh hưởng tới thể lực của sinh viên Thời gian gần đây cũng vì bệnh dịch lên sức khỏe của sinh viên cũng không được đánh giá một cách tốt nhất,vì vậy cần có các bài tập cụ thể giúp cho sinh viên phát triển học tập được tại nhà.

3. Bằng kiến thức sâu rộng và bề dày kinh nghiệm của mình xin các Đ/C bớt chút thời gian nghiên cứu và trả lời về thực trạng sử dụng các bài tập tôi đã đưa ra để đánh giá trình độ thể lực của sinh viên. Những câu trả lời của các Đ/C sẽ đóng góp cho sự thành công của tôi.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN