I. Mở đầu:
Thời gian là một tài sản vô cùng quý giá và quan trọng. Mỗi cá nhân cần biết sử dụng thời gian tiết kiệm và hiệu quả. Để quản lí thời gian hiệu quả, chúng ta nên có mục đích rõ ràng trong cuộc sống, biết lập kế hoạch làm việc, ưu tiên những công việc quan trọng và khẩn cấp. Sinh viên nói chung, sinh viên năm thứ nhất nói riêng; việc cân đối thời gian giữa học tập, giải trí; đi làm thêm, chăm sóc sức khỏe; kết nối bạn bè là điều không hề dễ dàng. Đặc biệt với các bạn sinh viên năm thứ nhất, phải làm quen với hình thức đào tạo tín chỉ, phải chủ động, tích cực tự học, tìm hiểu kiến thức và thích ứng với môi trường học mới hoàn toàn so với thời kì là học sinh THPT.
Như vậy, để giúp các bạn sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên có thể sử dụng và quản lý thời gian hiệu quả, chúng tôi đưa ra một số nguyên nhân gây lãng phí thời gian và gợi ý một vài cách quản lý thời gian hiệu quả giúp các bạn thích ứng tốt hơn với môi trường học đại học và làm chủ cuộc sống của mình.
II. Nội dung
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn (2009): “Quản lí thời gian nghĩa là biết hoạch định thời gian của mình đang có cho những mục tiêu và những nhiệm vụ thật cụ thể. Quản lí thời gian không có nghĩa luôn tiết kiệm thời gian mà là biết làm chủ thời gian của mình khi đặt những khoảng thời gian mình đang có trong một kế hoạch thật cụ thể và chi tiết”
Kĩ năng quản lí thời gian ở đây chính là việc các bạn có khả năng sắp xếp, lên kế hoạch hoạt động bằng quỹ thời gian của mình hiệu quả và khoa học nhất đáp ứng mục tiêu đề ra.
- Nguyên nhân gây lãng phí thời gian
Chúng ta thường lãng phí thời gian bởi vì những nguyên nhân sau:
-Nói chuyện điện thoại dài dòng về những việc không quan trọng và không khẩn cấp
-Chần chừ, trì hoãn không bắt đầu công việc
-Dành nhiều thời gia ngồi nói chuyện phiếm, nói về những vấn đề không liên quan
-Không biết từ chối những lời đề nghị / lời mời khi không có khả năng hoặc thời gian thực hiện
-Không có mục tiêu rõ ràng, cụ thể trong cuộc sống
-Không biết sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên…
-Cẩu thả, thiếu ngăn nắp trong cuộc sống…
2.Các thói quen tích cực sinh viên cần rèn luyện bao gồm:
1. Xác định các mục tiêu của bản thân.
2. Tạo thói quen lập kế hoạch công việc và cam kết thực hiện
3. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc
4. Ước lượng thời gian cho từng công việc
5. Tập trung cao độ khi làm việc, tránh các tác nhân làm xao nhãng
6. Thực hiện phương châm “giờ nào việc nấy”
7. Đưa ra thời hạn hoàn thành cho từng công việc (deadline)
8. Tận dụng mạng xã hội cho công việc
9. Tạo thói quen kiểm tra các công việc đã thực hiện
Như vậy, sinh viên cần dựa vào mục tiêu bản thân và tầm quan trọng của các hoạt động mà phân bổ thời gian cho hợp lí trong đó hoạt động học tập chiếm thời lượng ưu tiên và diễn ra đều đặn giữa các ngày trong tuần. Các hoạt động khác cần phân bổ thời gian cho phù hợp, xen kẽ giữa các ngày trong tuần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập môn kỹ năng sống, Nxb Giáo dục.
2. Lại Thế Luyện: Kỹ năng quản lý thời gian, NXB Văn hóa Thông tin, 2010.
3. Quản lý thời gian, Bộ cẩm nang bỏ túi, NXB Thông tấn, 2007.
4. Tổ chức công việc hiệu quả, Dịch giả Trần Phi Tuấn, 2008.
5. Bryan Edwards (2008), A Useful Guide to Time Management, Pansophix
6. Rodrigo Vázquez Luis (2010), Management skills and leadership techniques, Ideaspropias Editorial.