Banner
Trang chủ BỘ MÔN Bộ môn Khoa học xã hội

ThS Nguyễn Khánh Quang - Tóm tắt Seminar "Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá kiến thức môn bóng chuyền cho sinh viên ĐHNLTN"Tháng 10-2022

08/11/2022 10:41 - Xem: 618
Căn cứ vào chương trình đào tạo môn học cũng như giai đoạn giảng dạy vừa qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến kiến thức học tập của sinh viên nhất là giải đoạn covis cũng như một số sinh viên bị bệnh tim dị tật.v.v. Cơ bản sau khi hoàn thành chương trình sinh viên nắm vững kiến thức, kỹ năng của môn bóng chuyền và thái độ học tập đối với môn học cùng các môn học khác.

1. Mục đích xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá kiến thức môn bóng chuyền.

Căn cứ vào chương trình đào tạo môn học cũng như giai đoạn giảng dạy vừa qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến kiến thức học tập của sinh viên nhất là giải đoạn covis cũng như một số sinh viên bị bệnh tim dị tật.v.v. Cơ bản sau khi hoàn thành chương trình sinh viên nắm vững kiến thức, kỹ năng của môn bóng chuyền và thái độ học tập đối với môn học cùng các môn học khác.

Mục tiêu về mặt kỹ năng chỉ đánh giá đơn thuần đó là điểm. Nhiều sinh viên với ý nghĩ  học cho qua, học cho xong là thôi, từ đó dẫn tới sinh viên chỉ chủ yếu tập trung vào phần thực hành kỹ năng của môn  học mà ít quan tâm đến mặt lý thuyết của môn học dẫn tới ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của môn học. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi tiến hành “ Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá kiến thức trong chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên Trường đai học Nông lâm Đại học Thái Nguyên”.

2. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan về kiến thức môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

2.1. Cơ sở xây dựng hệ thống câu hỏi

Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, trình độ học vấn và mức độ nhận thức của đối tượng;

Căn cứ vào nội dung môn học;

Theo kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý thuyết trong các tài liệu về kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi theo qui trình như sau:

Bước 1: Xác định mục đích của bài trắc nghiệm.

Bước 2: Xác định  mục tiêu nội dung kiến thức của bài  trắc nghiệm.

Bước 3: Thiết lập dàn bài trắc nghiệm.

Bước 4: thiết lập ma trận số câu hỏi trong bài trắc nghiệm.

Bước 5: Viết các câu hỏi trắc nghiệm (xây dựng câu hỏi trắc nghiệm).

Bước 6: Thực nghiệm kiểm định những câu hỏi trắc nghiệm đã xây dựng.

Bước 7: Chỉnh sửa những câu hỏi có chất lượng thấp (nếu có).

2.2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm môn bóng chuyền.

* Hệ thống câu hỏi về lịch sử môn bóng chuyền.

Từ Câu 1 đến  Câu 8:

* Hệ thống câu hỏi về sân bãi và dụng cụ môn bóng chuyền.

Từ Câu 9 đến Câu 24:

* Hệ thống câu hỏi về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý thi đấu, phương pháp trọng tài môn bóng chuyền.

Từ Câu 25 đến Câu 91:

Tôi sử dụng 5 mã đề khác nhau để kiểm tra, mỗi đề gồm 20 câu hỏi lựa chọn trong hệ thống 91 câu hỏi trắc nghiệm của môn bóng chuyền. Các câu trắc nghiệm trong mỗi mã đề không có sự trùng lặp về vị trí và trật tự để tránh trong quá trình làm bài sinh viên có thể trao đổi hoặc nhìn bài nhau.

Mỗi đề kiểm tra gồm 20 câu hỏi và kiểm tra trong thời gian là 40 phút (gồm câu hỏi nhiều phương án lựa chọn và câu hỏi trắc nghiệm đúng, sai). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, tổng điểm là 10 điểm

 

2.3. ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
MÔN BÓNG CHUYỀN

 

2.4. Kết quả thực nghiệm

- Thông qua xử lí kết quả kiểm tra, bước đầu đánh giá chất lượng câu hỏi đã biên soạn. Như hệ thống câu hỏi dễ hay khó, có sự phân biệt cao hay thấp, đã phù hợp với đối tượng là sinh viên hay chưa. Qua đó có kế hoạch sửa đổi một số câu chưa phù hợp với yêu cầu. Bên cạnh đó còn đánh giá tính hiệu quả của phương pháp trắc nghiệm  trong kiểm tra đánh giá kiến thức môn bóng chuyền của sinh viên.

- Kết quả của bài kiểm tra là cơ sở cho việc sử dụng có hiệu quả phương pháp trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá kiến thức môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên, từ đó hoàn thiện mục tiêu đánh giá kết quả của môn học và làm đa dạng hoá các hình thức tiếp thu tri thức khoa học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn bóng chuyền của Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

          Từ kết quả nghiên cứu: “Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm  đánh giá kiến thức môn bóng chuyền trong chương trình Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên” có thể đưa ra những kết luận sau:

1. Đánh giá được thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên. Kết quả đánh giá cho thấy mục tiêu chủ yếu từ trước đến nay là nhằm vào kỹ năng, còn mục tiêu về kiến thức lý luận chưa được quan tâm nhiều trong đánh giá học trình và học phần.

2. Đã xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm gồm 91 câu sử dụng cho việc đánh giá kiến thức môn bóng chuyền dành cho đối tượng sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên dưới hai dạng: Câu nhiều lựa chọn và câu đúng sai, trong đó 8 câu thuộc về lịch sử môn bóng chuyền, 16 câu nói về sân bãi dụng cụ bóng chuyền và 67 câu nói về kỹ chiến thuật, thể lực tâm lý và phương pháp trọng tài bóng chuyền.

3. Kết quả xây dựng được 20 câu hỏi được lựa chọn trong hệ thống 91 câu hỏi trắc nghiệm của môn bóng chuyền, cho thấy hệ thống câu hỏi trắc nghiệm có độ khó và độ phân biệt thuộc loại trung bình tương đối phù hợp và đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức học phần môn bóng chuyền của sinh viên.

2. Kiến nghị

1. Các câu hỏi trắc nghiệm đã được soạn có thể ứng dụng trong đánh giá kiến thức lý luận môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên.

2.Cần được đưa vào đánh giá kiểm tra song hành với kiểm tra thực hành.

3. Cần thiết hoàn thiện thêm hệ thống câu hỏi trắc nghiệm  ở môn học cũng như mở rộng xây dựng bộ câu hỏi thuộc loại này ở các môn thể thao khác cho sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN