1. Văn hóa truyền thống
Truyền thống văn hóa là sự kết tinh của những giá trị, quan niệm, tập tục, phong tục và phẩm chất tinh thần được hình thành và truyền đạt qua quá trình lịch sử của một dân tộc, một cộng đồng hay một nhóm người. Đây là những yếu tố văn hóa gắn bó và được thực hành, duy trì qua nhiều thế hệ, phản ánh nhận thức, lòng tự hào và định hướng cuộc sống của dân tộc hay cộng đồng. Truyền thống văn hóa thường được truyền tiếp từ cha ông, từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua việc truyền bá, giáo dục, bài học và quan niệm từ lòng tự hào của người dân với lịch sử và văn hóa của mình. Truyền thống văn hóa có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đoàn kết, thể hiện nhận thức và giá trị của một dân tộc, cộng đồng và duy trì bản sắc văn hóa của một quốc gia. Việc tôn trọng và bảo tồn truyền thống văn hóa là điều cần thiết để duy trì và phát triển bền vững văn hóa của một quốc gia hay dân tộc.
2. Giá trị văn hóa là gì?
Giá trị văn hóa là những nguyên tắc, quan niệm, tín ngưỡng, thói quen và các truyền thống được chấp nhận và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác của một cộng đồng nhất định. Nó là một phần không thể thiếu của văn hóa của một quốc gia hoặc một cộng đồng nhỏ hơn, nhưng cũng có thể được tìm thấy trong các nhóm và tập thể khác nhau trên khắp thế giới.
Như vậy, có thể khái quát mọt cách chung nhất về văn háo truyền thống và giá trị văn hóa như sau: đó là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua dòng chảy lịch sử của dân tộc để làm nên bản sắc riêng, được truyền lại cho các thế hệ sau và theo thời gian sẽ được bổ sung các giá trị mới. Văn hóa truyền thống có vai trò to lớn trong việc xây dựng hệ giá trị văn hóa, Vì vậy, việc kế thừa giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng hệ giá trị văn hóa là tất yếu khách quan, vừa mang tính thường xuyên cũng vừa mang tính lâu dài của toàn xã hội.
3.Vai trò của giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng hệ giá trị văn hóa
Những giá trị văn hóa truyền thống cảu dân tộc ta đã được khẳng định, đó là:
- Lòng yêu nước nồng nàn;
-Ý chí tự cường dân tộc;
- Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc;
- Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống
Giá trị văn hóa truyền thống này đã tạo nên sức mạnh nội sinh của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, việc kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng hệ giá trị văn hóa là nhiệm vụ cách mạng quan trọng, có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững của dân tộc. Ở đó, cá nhân con người – xã hội được tiếp nhận, bổ sung, phát triển các giá trị mới. Đó chính là quá trình kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, định hình các giá trị văn hóa và chuẩn mực mới, để làm giàu các giá trị mà không mất đi mạch nguồn truyền thống.
Đảng ta đã xác định mục tiêu xây dựng, phát triển văn háo, con người Việt Nam: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” - Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII.
Và tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”- Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII .
Như vậy, đặt trong mối quan hệ tổng quát, trong mỗi giai đoạn phát triển, văn hóa truyền thống và hệ giá trị văn hóa được cấu thành từ những giá trị truyền thống được lưu giữ lại từ quá khứ; những giá trị hiện tại do điều kiện khách quan quy định; và những giá trị định hướng cho sự phát triển trong giai đoạn mới. Mỗi mặt giá trị đó đều tác động tới sự phát triển của xã hội; tuy nhiên, mỗi cấu phần giá trị đó lại có những định hướng vận động khác nhau.
Trong các giá trị truyền thống tồn tại những mặt tích cực tác động sự phát triển, mang lại lợi ích (vật chất và tinh thần) cho đa số các chủ thể trong xã hội. Bên cạnh đó, sự tồn tại của giá trị truyển thống cổ hủ còn “tàn dư” thì có mọt sự tác động tới lối sống, quan điểm, tư tưởng khiến cho Xh chậm phát triển, trì trệ. Các giá trị hiện tại là những giá trị hình thành chủ yếu do điều kiện khách quan hiện tại quy định, các giá trị này cũng có thể có những giá trị tích cực, cũng có thể có những giá trị tiêu cực, phản ánh thực tế khách quan bản chất đa dạng của sự phát triển hiện tại,
Trong quá trình hình thành, biến đổi và phát triển hệ giá trị văn hóa có một vấn đề mang tính quy luật là khi đã được hình thành các giá trị đó tồn tại độc lập tương đối với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện tại. Tuy nhiên, nó vẫn có thể tồn tịa hai mặt cả tích cực và có cả hạn chế Đây chính là vấn đề chúng ta phải quan tâm tới việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống và phát huy những hệ giá trị đó trong bối cảnh hiện nay.
4. Liên hệ bài giảng
Với những nội hàm phân tích trên, Phần Văn hóa và quá trình xã hội hóa (chương 5 của Giáo trình Xã hội học đại cương), nhóm giảng viên thường có các câu hỏi/ chủ đề giao cho người học thảo luận, cụ thể:
1. Theo em, làm thế nào để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong tiến trình toàn cầu hóa văn hóa hiện nay? (có thể liên hệ thực tế ở chính quê hương em).
2. Ngôn ngữ là một phương tiện để truyền đạt và thông hiểu văn hóa. Hãy phân tích những cách mà ngôn ngữ ảnh hưởng đến hành vi con người trong xã hội hiện đại.
3. Hãy phân tích những ảnh hưởng của thông tin đại chúng tới quá trình xã hội hóa cá nhân.
4. Nêu những ảnh hưởng của truyền thống văn hóa gia đình đối với quá trình xã hội hóa cá nhân.
5. Vai trò của nhà trường với quá trình xã hội hóa cá nhân.
Các chủ đề được đưa, yêu cầu người học hoạt động theo nhóm để cùng xây dựng một bài thuyết trình trên cơ sở đánh giá, phân tích vấn đề. Giảng viên gợi ý bài thuyết trình cần theo hướng:
- Thứ nhất: nêu các khái niệm có liên quan (khái niệm văn hóa, bản sắc văn hóa, giá trị văn hóa...)
- Thứ hai, nêu vao trò của các yếu tố đó tác động tới quá trình xã hội hóa cá nhân, xã hội như thế nào? (vai trò cảu văn hóa, gia đình, nhà trường, thông tin đại chúng...)
- Thứ ba, môt số kiến nghị hoặc đưa ra giải pháp (sự lãnh đạo cuả Đảng, Nhà nước, tổ chức đoàn thể/ trách nhiệm gia đình, nhà trường/ phát huy vai trò của pháp luật/ vai trò của cá nhân, cộng đồng...)
Mục tiêu bài giảng: vừa là thực hiện nhiệm vụ giảng dạy phục vụ đào tạo vừa là thực hiện công tác tuyên truyền, lan tỏa tới SV – người học thuộc thế hệ trẻ hiện nay. Để các em có cách nhìn nhận đúng về văn hóa và quá trình phát triển văn hóa trong giai đoạn hiện nay, đồng thời giúp người học nâng cao ý thức, trách nhiệm cá nhân mình đối với vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong tiến trình toàn cầu hóa./.