Banner
Trang chủ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài nghiên cứu khoa học của Cán bộ, Giảng viên Cấp nhà nước, cấp Bộ

Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính bảo vệ gan của một số thực vật thuộc chi Milletia ở Việt Nam và định hướng tạo chế phẩm hổ trợ bảo vệ gan

27/06/2024 09:09 - Xem: 27
Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính bảo vệ gan của một số thực vật thuộc chi Milletia ở Việt Nam và định hướng tạo chế phẩm hổ trợ bảo vệ gan.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:
Tên đề tài: Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính bảo vệ gan của một số
thực vật thuộc chi Milletia ở Việt Nam và định hướng tạo chế phẩm hổ trợ bảo
vệ gan.
Mã số: B2021- TNA –19
Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Thị Thu Lê
Email: vuthithule@tuaf.edu.vn
Đơn vị công tác hiện nay: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022)
2. Mục tiêu:
- Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số hợp chất chính
có khả năng hỗ trợ bảo vệ gan từ một số loài thực vật chi Millettia nhằm định
hướng tạo chế phẩm.
- Nghiên cứu tạo chế phẩm từ một số loài thực vật thuộc chi Millettia có tác dụng
hỗ trợ bảo vệ năng gan.
3. Tính mới và sáng tạo
- Sử dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tách chiết và xác định cấu
trúc hóa học của các hợp chất từ một số loài thực vật chi Millettia: Kê huyết đằng
(Millettia dielsiana), Dây máu gà (Millettia reticulata)
- Nghiên cứu tạo chế phẩm từ loài Kê huyết đằng (Millettia dielsiana) có tác dụng
hỗ trợ bảo vệ năng gan.
4. Kết quả nghiên cứu:
 Về thành phần hóa học
1. Đề tài lần đầu tiên nghiên cứu thành phần hóa học của hai loài thực vật Millettia
dielsiana và Millettia reticulata ở Việt Nam. Đã phân lập được 13 hợp chất
trong đó chủ yếu thuộc lớp chất flavonoid.
2. Từ cặn chiết n-hexane và ethyl acetate cây Millettia dielsiana 8 hợp chất đã được
phân lập và xác định cấu trúc, gồm 4 flavonoid: (-)-epicatechine (3), quercetin
(4), isoastilbin B (6) và ,7,4'-trihydroxyisoflavone 7-O-β-D-apiofuranosyl-
(1→6)-β-D-glucopyranoside (8); 2 triterpenoid: lupeol (1) và trans-3-O-p-

hydroxycinnamoyl ursolic acid (7) và 2 steroid: β-sitosterol (2) và β-sitosterol-3-
O-β-D-glucopyranoside (5).
3. Từ cặn dịch chiết n-hexane và ethyl acetate Millettia reticulata, 05 hợp chất đã
được phân lập và xác định cấu trúc hóa học, gồm 4 hợp chất thuộc nhóm
flavonoid, gồm 01 flavanone: 5-hydroxy-6,7-dimethoxyflavanone (MR1), 01
flavone: 4′-methoxytectochrysin (MR2), 01 chalcone: pashanone (MR3) và 01
hợp chất C-glycosylflavone: apigenin 8-C-glucoside (MR5); và 01 triterpenoid: β-
amyrin trans-cinnamate (MR4). Đặc trưng cho thành phần hóa học các loài thực
vật thuộc chi Thàn mát.
 Về hoạt tính sinh học
4. Hợp chất 7,4'-trihydroxyisoflavone 7-O-β-D-apiofuranosyl-(1→6)-β-D-
glucopyranoside (8), và trans-3-O-p-hydroxycinnamoyl ursolic acid (7) thể hiện
hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư người HepG2 tốt nhất với giá trị IC 50
15,5 đến 31,6 μM. Hợp chất 4′-methoxytectochrysin (MR2), isoastilbin B (6)
thể hiện mức trung bình với giá trị IC 50 lần lượt là 48,5 và 42,8 μM. Các hợp
chất còn lại không thể hiện hoạt tính.
5. Hợp chất axit ursolic trans-3-O-p-hydroxycinnamoyl (1) và 5,7,4'-
trihydroxyisoflavone7-O-β-D-apiofuranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside (2) thể
hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh với các giá trị ED50 lần lượt là 30,7 μM và
20,5 μM; và cao hơn đối chứng dương là Curcumin (giá trị ED 50 là 7,2 μM).
Điều này bổ sung thêm bằng chứng về tác dụng bảo vệ gan của Millettia
dielsiana.
6. Hợp chất apigenin 8-C-glucoside (MR5) thể hiện hoạt tính ức chế sản sinh NO
trên đại thực bào RAW264.7 in vitro mạnh, tốt nhất và không gây độc tế bào với
giá trị IC 50 là 8,25 µM, tiếp đến là pashanone (MR3) thể hiện hoạt tính kháng
viêm khá với giá trị IC 50 28,06 µM.
 Về sản phẩm ứng dụng
Đã xây dựng quy trình tạo chế phẩm có tác dụng bảo vệ gan từ loài Millettia
dielsiana quy mô đến 100kg nguyên liệu/mẻ phù hợp với điều kiện của Việt
Nam và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho chế phẩm.
5. Sản phẩm:
5.1. Sản phẩm khoa học
5.1.1. Bài báo quốc tế

1. Vu Thị Thu Le, Dao Viet Hung, Bui Minh Quy, Pham Thi Hong Minh, Do Tien
Lam, “Hepatoprotective Effect of Millettia dielsiana: In Vitro and In Silico Study”,
Molecules 2022, 27(24), 8978; Q1 https://doi.org/10.3390/molecules27248978.
2. Vu Thị Thu Le, Hoang Van Hung, Nguyen Xuan Ha, Cao Hong Le, Pham Thi
Hong Minh, and Do Tien Lam, Phosphodiesterase-4inhibitors for in flammatory
diseases from Millettia dielsiana, Molecules 2023 (Q1).
5.1.2. Bài báo khoa học trong nước
1. Dao Viet Hung, Dang Thi Ngoc Ha, Tran Thi Thuy Duong, Pham Thanh Hue,
Vu Thi Thu Le*, “ Antioxidant and cytotoxic activities of millettia dielsiana in
Vietnam”, TNU Journal of Science and Technology 227(08): 558 – 564,
https://doi.org/10.34238/tnu-jst.6020.
2. Vu Thi Thu Le 1 , Ngo Thi Trang 3 , Nguyễn Thi Hue 4 , Lê Thi Huyen 4 , Vu Thanh Dat 2 ,
Do Tien Lam 2,3 *, “Flavonoids From Milletia Reticulata In Vietnam”, TNU Journal of
Science and Technology, 228(01): 184 – 191. https://doi.org/10.34238/tnu-jst.6646
3. Nguyen Xuan Ha, Vu Thi Thu Le, Do Tien Lam, Pham Minh Quan, Vu Thanh Dat “
Evaluation of anti – inflammatory compounds isolated from Millettia dielsiana harms ex
diels by molecular docking method”, Vietnam Journal of Science and Technology 60 (5)
(2022) 785-793, doi:10.15625/2525-2518/16469.
5.2. Sản phẩm đào tạo
5.2.1. Đào tạo 01 Thạc sỹ Bảo vệ thành công theo hướng nghiên cứu của đề tài
Ngô Thị Trang (10/2020 - 10/2022): Nghiên cứu thành phần hóa học cây Kê
huyết đằng (Millettia reticulata) ở Việt Nam. Học viện Khoa học và Công nghệ -
Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
5.2.2. Đào tạo 01 SV NCKH
Đặng Thị Ngọc Hà “Nghiên cứu tạo chế phẩm trà thảo mộc có tác dụng kháng viêm
từ cây Kê huyết đằng núi (Millettia dielsiana) ở Việt Nam”, Mã số: SV2022 – 31, đạt
giải nhất SV NCKH lĩnh vực KHCB –Theo QĐ 19/ QĐ ĐHNL –ĐHTN
5.3. Sản phẩm ứng dụng
Giải pháp hữu ích (được chấp nhận đơn hợp lệ)
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại
của kết quả nghiên cứu:
6.1. Phương thức chuyển giao

Có thể thu hút các doanh nghiệp đầu tư triển khai quy trình sử dụng kết quả
nghiên cứu trong việc tạo chế phẩm có tác dụng bảo vệ gan từ các thực vật chi
Millettia.
6.2. Địa chỉ ứng dụng
Có khả năng áp dụng tại các công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm tại
Việt Nam
6.3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
Đề tài góp phần bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ giảng viên
tham gia nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực chiết xuất, bào chế dược liệu, vận
hành thiết bị công nghệ hiện đại, vận dụng tiến bộ khoa học công nghệ mang lại
hiệu quả về kinh tế - xã hội.
Đề tài áp dụng công nghệ chiết xuất, bào chế hiện đại, phù hợp với các loài
thực vật thuộc chi Millettia giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị dược liệu
tạo ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Sản phẩm được chế biến từ các loài thực vật thuộc chi Millettia của đề tài
cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng, giá cả phù hợp mà còn
có ý nghĩa rất lớn trong việc đưa các sản phẩm khoa học ra phục vụ đời sống.
Khi kết quả đề tài được áp dụng và sẽ hình thành một vùng nguyên liệu, góp phần
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi cơ cấu trồng trọt từ các cây lương thực có giá
trị kinh tế thấp sang các cây dược liệu có giá trị cao, giúp bảo tồn và nhân rộng những
loài dược liệu này. Góp phần nâng cao đời sống người dân, góp phần giữ gìn an ninh trật
tự và ổn định xã hội.
Đề tài thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học giữa trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên và Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên nói riêng cũng như giữa
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên, với Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam nói chung.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN