MỞ ĐẦU
Hiện nay, các Trung tâm Smart trên toàn quốc đang hoạt động hiệu quả theo mô hình “vừa học vừa chơi”, trong đó hoạt động trải nghiệm của Mô đun Thế giới thể thao và Trò chơi vận động (TCVĐ) là một trong những nội dung nổi bật để thu hút khách tham quan. Việc vận hành tốt Mô đun Thế giới thể thao và Trò chơi vận động sẽ giúp cho quá trình quảng bá thương hiệu của Trung tâm phát triển Nông thôn Smart nói riêng và Trường ĐH Nông Lâm nói chung.
TCVĐ là một trong số các hình thức của hoạt động vui chơi, nó không chỉ giúp cho học sinh, sinh viên nâng cao hứng thú tập luyện mà còn giúp nâng cao thể lực. Đặc biệt, TCVĐ là phương tiện để giáo dục toàn diện và hoàn thiện kỹ năng vận động cho học sinh, sinh viên. Nhưng hiện nay, tại Trung tâm Phát triển nông thôn Smart - Trường ĐH Nông Lâm chưa có một Modun TCVĐ cụ thể để ứng dụng trong thực tiễn hoạt động của trung tâm. Do vậy, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng và đưa vào vận hành có hiệu quả hệ thống Mô đun trò chơi vận động tại Trung tâm Phát triển nông thôn Smart là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Xây dựng Môđun Trò chơi vận động trong chuỗi hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh trường Đại học Nông Lâm”
Qua nghiên cứu về lý luận và cơ sở thực tiễn sử dụng TCVĐ trong chuỗi các hoạt động trải nghiệm tại không gian nông nghiệp thông minh Trường ĐH Nông Lâm, đề tài tiến hành lựa chọn những TCVĐ phù hợp để đưa vào xây dựng các Modun TCVĐ để áp dụng vào hoạt động trải nghiệm tại không gian nông nghiệp thông minh Trường ĐH Nông Lâm nhằm góp phần phát triển Trung tâm Smart nói riêng và Nhà trường nói chung.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1:
Đánh giá thực trạng trò chơi vận động trong chuỗi hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên.
Mục tiêu 2:
Xây dựng Modun TCVĐ trong chuỗi hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất và thể dục thể thao trường học
1.2. Một số vấn đề cơ bản về công tác thể dục thể thao ngoại khóa trong trường học các cấp
1.3. Một số vấn đề cơ bản về xây dựng Mô đun (chương trình) môn học ngoại khóa nói chung và Mô đun trò chơi vận động nói riêng cho học sinh các cấp
1.4. Khái quát về trò chơi vận động
1.5. Đặc điểm sinh lý và vận động
1.6. Một số công trình nghiên cứu liên quan
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn - toạ đàm
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2.1.5. Phương pháp toán học thống kê
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Đánh giá thực trạng trò chơi vận động trong chuỗi hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
3.1.1. Thực trạng nội dung và kế hoạch hoạt động trải nghiệm đang được tiến hành tại Trung tâm Phát triển nông thôn Smart - Trường ĐH Nông Lâm.
Qua nghiên cứu nội dung và kế hoạch chi tiết của hai hoạt động trải nghiệm: “Phân loại cá nước ngọt và ẩm thực Healhy Food” và “Trải nghiệm giáo dục: Một ngày làm CEO” tại trung tâm, đề tài có một số nhận định sau:
- Ưu điểm:
+ Các chương trình hoạt động trải nghiệm về nông lâm nghiệp tại trung tâm được xây dựng rất chi tiết và phù hợp với đối tượng tham gia
+ Các hoạt động diễn ra trong chương trình khá phong phú và đa dạng.
+ Hoạt động trải nghiệm góp phần rèn luyện và phát triển cho học sinh kỹ năng quan sát, kỹ năng trình bày, lắng nghe, kỹ năng quản lý vận hành đội nhóm
+ Hoạt động trải nghiệm góp phần nâng cao thể chất, tạo không khí vui vẻ, hưng phấn giúp người tham gia có được tinh thần phấn chấn để nâng cao hiệu quả học tập và làm việc sau khi trở về với các hoạt động thường ngày.
- Nhược điểm:
+ Các hoạt động trải nghiệm hiện nay mới chỉ chủ yếu tập trung vào đối tượng và học sinh phổ thông các cấp, chưa đa dạng hóa đối tượng tham gia. Cụ thể đối tượng tham gia có thể mở rộng thêm là trẻ mầm non, sinh viên, cán bộ cô nhân viên chức người lao động, và các tổ chức xã hội khác có nhu cầu.
+ Nội dung của các chương trình hoạt động trải nghiệm còn chưa được đồng nhất. Cụ thể: Ở hoạt động trải nghiệm “phân loại cá nước ngọt và ẩm thực Healhy Food” có tiến hành tổ chức các TCVĐ trong chương trình, còn hoạt động trải nghiệm giáo dục "Một ngày làm CEO" thì lại không có tổ chức TCVĐ trong chuỗi hoạt động.
- Hiện nay, tại trung tâm chưa có một Modun cụ thể và chi tiết của các TCVĐ dùng để áp dụng trong thực tiễn các hoạt động trải nghiệm tại trung tâm.
- Các TCVĐ hiện nay đang chỉ được sử dụng kết hợp và đan xen trong chuỗi các hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh trường ĐH Nông Lâm.
- Thời lượng dành cho tổ chức các TCVĐ hiện nay trong chuỗi các hoạt động trải nghiệm còn hạn chế.
- Số lượng TCVĐ còn ít và đơn điệu dẫn tới sự nhàm chán và không hào hứng đối với người tham gia chơi. Các TCVĐ hiện nay đang được sử dụng trong chuỗi các hoạt động trải nghiệm chỉ mang tính chất tự phát, do các hướng dẫn viên và cán bộ của trung tâm tự lựa chọn ngẫu nhiên và đưa vào thực hiện.
3.1.3.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ trung tâm và cộng tác viên tiến hành hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh trường ĐH Nông Lâm
3.2.4. Xây dựng Modun TCVĐ trong chuỗi hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên theo hướng đáp ứng nhu cầu người chơi
3.2.4.3. Xây dựng quy trình tổ chức trò chơi của các Modun TCVĐ trong chuỗi hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
3.2.5. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả Modun TCVĐ trong chuỗi hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên mà đề tài đã xây dựng
3.2.5.2. Tổ chức thực nghiệm
Thời gian thực nghiệm: 06 tháng, từ tháng 10/2022 tới tháng 04/2023.
Địa điểm thực nghiệm: Trung tâm Smart - Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành trên đối tượng học sinh, sinh viên tham gia trải nghiệm tại Trung tâm Smart - Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên.
Cách tiến hành thực nghiệm: Trong thời gian tiến hành thực nghiệm (từ 10/2022 tới tháng 04/2023), đề tài đã áp dụng Modun TCVĐ trên 1508 người (trong đó có 1500 người là học sinh của các trường tham gia trải nghiệm, 8 người là giáo viên, cán bộ trung tâm) thuộc 5 đơn vị tham gia trải nghiệm tại trung tâm theo quy trình tổ chức trò chơi mà đề tài đã xây dựng.
3.2.5.3. Kết quả thực nghiệm
a. Đánh giá mức độ phát triển của trung tâm thông qua số lượng người và đơn vị đăng ký tham gia trải nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép có các kết luận sau:
1. Đánh giá thực trạng trò chơi vận động trong chuỗi hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên cho thấy:
Tỷ lệ học sinh, sinh viên có nhu cầu tham gia hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh trường ĐH Nông Lâm là rất cao, đạt tỷ lệ từ 87.4% - 88.36%.
Mức độ đáp ứng nhu cầu người chơi của các trò chơi vận động đang được sử dụng trong chuỗi hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên hiện nay được đánh giá ở mức trung bình ở tất cả các tiêu chí do có điểm trung bình khảo sát nằm trong ngưỡng [2.6 - 3.4).
2. Đề tài đã xây dựng được 135 Modun TCVĐ trong chuỗi hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên dành cho 05 nhóm đối tượng khác nhau. Cụ thể
- Modun TCVĐ cho trẻ mầm non gồm 27 Modun
- Modun TCVĐ cho học sinh Tiểu học gồm 27 Modun
- Modun TCVĐ cho học sinh THCS gồm 27 Modun
- Modun TCVĐ cho học sinh THPT gồm 27 Modun
- Modun TCVĐ cho sinh viên Đại học gồm 27 Modun
3. Đề tài đã tiến hành ứng dụng các Modun TCVĐ trong chuỗi hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh Trường ĐH Nông Lâm trong thực tế và đánh giá hiệu quả trên các mặt: Mức độ phát triển của trung tâm thông qua số lượng người và đơn vị đăng ký tham gia trải nghiệm; Mức độ đáp ứng nhu cầu người chơi. Kết quả cho thấy, các Modun TCVĐ mà đề tài xây dựng đã có hiệu quả trong việc phát triển trung tâm, thể hiện ở số lượng đơn vị và số lượng người đăng ký tham gia hoạt động trải nghiệm ngày càng có xu hướng gia tăng, đồng thời mức độ đáp ứng nhu cầu của người chơi đối với các Modun đều được đánh giá ở mức độ “Hài lòng” đến “Rất hài lòng” do có điểm trung bình nằm trong ngưỡng từ [3.4 - 4.2) và [4.2 - 5.0).
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên đề tài có các kiến nghị sau:
1. Kiến nghị với Đại học Thái Nguyên: Cho phép ứng dụng Modun TCVĐ trong chuỗi hoạt động trải nghiệm không gian nông nghiệp thông minh Trường ĐH Nông Lâm đã xây dựng của đề tài vào trong các chuỗi các hoạt động trải nghiệm tại Nhà trường.
2. Kiến nghị với các trường thuộc Đại học Thái Nguyên: Sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài như một tài liệu tham khảo trong việc phát triển phong trào hoạt động trải nghiệm thực tế và giảng dạy môn GDTC.