Banner
Trang chủ BỘ MÔN

TS. Lèng Thị Lan: "Làm việc nhóm - phương pháp thảo luận có hiệu quả” - Tóm tắt nội dung Seminar chuyên đề tháng 11 năm 2022

22/11/2022 10:25 - Xem: 928
Trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, vấn đề đổi mới và nâng cao chất lượng day - học là một yêu cầu, thách thức lớn đối với giáo dục. Dù ở cấp học nào thì giáo dục luôn là nền tảng, động lực phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là giáo dục đại học. Những năm gần đây, việc áp dụng đổi mới nội dung, phương pháp và phát triển đội ngũ nhà giáo.. đã trở thành đề tài mang tính phổ biến được quan tâm

1. Đặt vấn đề

Trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, vấn đề đổi mới và nâng cao chất lượng day - học là một yêu cầu, thách thức lớn đối với giáo dục. Dù ở cấp học nào thì giáo dục luôn là nền tảng, động lực phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là giáo dục đại học. Những năm gần đây, việc áp dụng đổi mới nội dung, phương pháp và phát triển đội ngũ nhà giáo.. đã trở thành đề tài mang tính phổ biến được quan tâm. Tuy nhiên, mỗi Nhà trường, mỗi giảng viên lại có phương pháp quản lý, tiếp cận, thực hiện khac nhau bởi tính đặc thù. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng, một trong những phương pháp được được nhiều giáo viên quan tâm và thúc đẩy là phuơng pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm. Để trao đổi về vấn đề được nêu, chúng tôi đưa ra một số nội dung cụ thể như sau:

2. Nội dung trao đổi

- Thứ nhất, cách hiểu về phương pháp thảo luận

Thảo luận là hình thức tổ chức cho người học trao đổi, tranh luận các vấn đề học tập, để tự rút ra được các kết luận theo yêu cầu bài học.

-Thứ hai, mục đích và ý nghĩa phương pháp thảo luận

Giúp người học chủ động.

Hình thành kĩ năng trao đổi, phản biện, tư duy nhận thức vấn đề.

Phát triển kĩ năng giao tiếp.

Hình thành kĩ năng làm việc tập thể.

Kích thích tư duy sáng tạo.

- Thứ ba, tổ chức thảo luận có hiệu quả gồm các bước thực hiện:

*Chuẩn bị thảo luận

- Xây dựng mục tiêu: đảm bảo khung năng lực chuẩn đầu ra

- Xây dựng chủ đề: đảm bảo nội dung học phần (phần/ chương/mục)

- Xây dựng khung thời gian: được thực hiện phù hợp với chủ đề, phân bổ của đề cương học phần

- Phương pháp thảo luận: đảm bảo định hướng và phát triển kiến thức, kĩ năng, thái độ.

*Các bước tiến hành

- Phân chia số lượng: nhóm có khoảng 4-5 người

- Phân công nhiệm vụ: nhóm trưởng/ thư ký nhóm/ các thành viên. Mỗi thành viên cần được phân công cụ thể công việc thực hiện gắn với thời gian và báo cáo kết quả thực hiện.

- Thư ký tổng hợp kết quả (ngắn, gọn)

     - Tiến hành thảo luận và sắp xếp nội dung: các ý kiến trao đổi, phản biện đúng trọng tâm, , phù hợp chủ đề.

    -  Thiết kế trình bày: tuy thuộc nội dung bài học và yêu cầu của GV

     - Thuyết trình: rõ ràng, nhất quán, thuyết phục, đảm bảo tính logic, khoa học.

 - Nhận xét, đánh giá: thực hiện theo hai hình thức (Sinh viên tự đánh giá nhận xét lẫn nhau, giảng viên nhận xét đánh giá). Phần này, GV thiết kế sẵn phiếu chấm để các nhóm đánh giá chéo nhau.

3. Một số kiến nghị

Đối với giảng viên: nâng cao trách nhiệm trong việc hướng dẫn, giám sát, đánh giá; xây dựng chủ đề thảo luận phù hợp mục tiêu đào tạo, đối tượng người học.

Đối với người học cần có thái độ và động cơ học tập đúng đắn, nghiêm túc có định hướng rõ ràng.

4. Kết luận

Theo quan điểm giáo dục hiện đại, việc vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học đặc biệt là phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người học là một vấn đề cần thiết. Do đó, việc nâng cao hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy đại học là một định hướng đúng đắn, góp phần vào chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay./.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN