TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 130/KHCB
(V/v xây dựng CLPT đơn vị) Thái Nguyên, ngày 8 tháng 08 năm 2012
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020
-----------------------------------
Kính gửi: Phòng Hành chính – Tổ chức
Tên đơn vị: Khoa Khoa học Cơ bản
Chức năng nhiệm vụ:
- Chức năng: Khoa Khoa học Cơ bản (KHCB) là đơn vị hành chính cơ sở của Trường ĐH Nông Lâm, có chức năng quản lý hành chính, quản lý đào tạo, quản lý cơ sở vật chất và nghiên cứu khoa học.
- Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của Khoa là đào tạo khối kiến thức giáo dục đại cương cho sinh viên các chuyên ngành của Trường (cả hệ chính quy và vừa làm vừa học).
- Đánh giá hiện trạng
Khoa KHCB được tái thành lập từ năm 2006, theo Quyết định số 83/QĐ-TCCB của Đại học Thái Nguyên. Trong 6 năm qua, cùng với sự phát triển chung của Nhà trường, khoa KHCB đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao nguồn nhân lực phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà trường. Đến nay, Khoa đã có 49 cán bộ giáo viên, trong đó có 01 PGS. TS. (kiêm nhiệm); 03 TS. (01 kiêm nhiệm), 30 ThS. (01 kiêm nhiệm) và 15 cử nhân. Trong số 30 ThS. có 02 GV đang học nghiên cứu sinh tại Pháp và Việt Nam, 03 chuẩn bị thi NCS. Trong số 15 cử nhân có 6 GV đang học ThS. và 05 chuẩn bị thi ThS. trong tháng 8/2012 (xem bảng 2). Trong số 49 cán bộ, số GV trẻ (dưới 35 tuổi) chiếm khoảng 70%, số cán bộ là nữ chiếm 70%, số đảng viên là 28, chiếm 57%.
Với đội ngũ như hiện nay, Khoa KHCB có nhiều thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao (xem bảng 1).
- Đánh giá chung
Bảng 1: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT)
Điểm mạnh |
Điểm yếu |
Cơ hội |
Thách thức |
- Đội ngũ tương đối trẻ (70%), nhiệt tình, hăng hái trong công việc, tâm huyết với nghề. |
- Tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao (TS,PGS)còn thấp. Đội ngũ cán bộ quá trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, quản lý. |
- Quá trình hội nhập mạnh mẽ trong giáo dục, tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho GV học tập ở các nước tiên tiến trên thế giới. |
- Sự hội nhập quốc tế trong giáo dục tạo nên những thách thức lớn về nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu giảng dạy. |
- Có nhiều môn cơ bản thuộc Khoa quản lý, tiếp xúc với sinh viên toàn trường với số lượng giờ giảng lớn. |
- NCKH còn hạn chế do các GV phải giảng dạy khối lượng giờ giảng lớn, trình độ chuyên môn chưa cao và đặc thù các môn cơ bản khó ứng dụng trong thực tế. |
- Được sự quan tâm sát sao của các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện cho cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ. |
- Ngày càng có nhiều trường Đại học (công lập, dân lập) được thành lập, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong công tác tuyển sinh, đào tạo,… |
- Có bộ môn Tiếng Việt có thể trao đổi, giảng dạy cho sinh viên nước ngoài. |
- Năng lực ngoại ngữ còn thấp nên khả năng hộp nhập quốc tế chưa cao. |
- Các hình thức chia sẻ thông tin phong phú giúp GV cập nhật kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy. |
- Nhu cầu của các nhà tuyển dụng việc làm ngày càng cao đòi hỏi chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra phải đáp ứng được nhu cầu xã hội. |
- Phong trào văn nghệ, thể thao tương đối mạnh vì đội ngũ cán bộ trẻ đông và bộ môn GDTC trực thuộc Khoa. |
- Tỷ lệ cán bộ nữ, trẻ (70%) quá cao dẫn đến khó khăn cho việc cân đối lao động, học tập nâng cao trình độ. |
|
- Đối tượng học là SV không chuyên về các môn KHCB, thái độ học tập và sự quan tâm của SV đến các môn học còn ít. |
- Được sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường và của các phòng chức năng. |
|
|
- Cơ sở vật chất (giảng đường, máy chiếu, phòng TN,…) còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và đào tạo theo tín chỉ. |
- Hiện trạng nguồn nhân lực
Bảng 2: Hiện trạng nguồn nhân lực năm học 2011-2012
Trình độ |
Trong đơn vị |
Kiêm nhiệm |
Tổng số |
Tỷ lệ theo trình độ (%) |
GS.TS. |
0 |
|
|
|
PGS.TS. |
|
1 |
1 |
2% |
TS. |
2 |
1 |
3 |
6% |
Thạc sỹ |
29 |
1 |
30 |
61% |
Kỹ sư, cử nhân |
15 |
|
15 |
31% |
Cao đẳng |
0 |
0 |
|
|
Trung cấp |
0 |
0 |
|
|
Khác |
0 |
0 |
|
|
Tổng số |
46 |
3 |
49 |
|
- Các chương trình đào tạo đang triển khai: Không có
- Hệ thống tổ chức chuyên môn trong đơn vị
Bảng 4: Các bộ môn và cân đối giờ giảng
Các bộ môn |
Số CBGD |
Số CBPVGD |
Tổng định mức giờ giảng |
Cân đối thừa thiếu năm học 2011-2012 |
Ghi chú |
1. Tổ Toán |
8 |
|
3284 |
2269 |
|
2. Tổ Lý |
3 |
|
1356 |
1065 |
|
3. Tổ Hóa |
6 |
|
2260 |
1791 |
|
4. Tổ Sinh |
9 |
|
1356 |
1316 |
(2 GV kiêm nhiệm, 4 GV đi học) |
5. Tổ Tiếng Việt |
2 |
1 |
904 |
300 |
(2 GV đi học) |
6. Tổ Xã hội học |
2 |
|
904 |
400 |
(1 GV đi học) |
7. Tổ Lý luận chính trị |
11 |
|
3278 |
5269 |
|
8. Tổ Giáo dục thể chất |
7 |
|
3710 |
4690 |
(3 GV đi học) |
Tổng số |
48 |
01 |
17.052 |
17.100 |
|
- . Các sản phẩm khoa học đã được công nhận
Bảng 5: Sản phẩm khoa học công nghệ đã được công nhận
Tên sản phẩm KHCN |
Số lượng |
Cấp độ công nhận |
Sản phẩm có bản quyền |
|
|
1. Đề tài cấp Bộ |
03 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
1. Đề tài cấp Đại học |
02 |
Đại học Thái Nguyên |
2. Đề tài cấp cơ sở năm 2011 |
22 |
Trường ĐH Nông Lâm đã NT |
Bài báo (năm 2011) |
|
|
1. Trong nước |
03 |
T/c Dược học, T/c KHCN ĐHTN |
2. Quốc tế |
01 |
Proceeding Hội thảo Việt – Nhật |
- KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẾN 2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
- Mục tiêu và chỉ số phát triển
Mục tiêu chung: Xác định yếu tố con người là nguồn lực chính và là trung tâm của quá trình phát triển và hội nhập, Khoa KHCB tập trung vào mục tiêu:
- Phát triển và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên về số lượng và chất lượng, đáp ứng nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu của thị trường và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao thương hiệu của Nhà Trường và vị thế của Khoa KHCB trong Trường và khối các trường thuộc ĐHTN.
- Xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao đời sống cho cán bộ, giảng viên trong Khoa.
Chỉ số phấn đấu:
+ Số GV là TS và PGS: Đến năm 2015 là 14% và năm 2020 là 18%.
+ Số GV là ThS: năm 2015 là 84% và năm 2020 là 100%.
+ Số GV có trình độ tiếng Anh TOEFL trên 500: năm 2015 là 15% và năm 2020 là 25%.
- Một số chỉ tiêu chính kế hoạch
- Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
Bảng 6: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
Trình độ |
2013 - 2015 |
2020 (cũ+mới) |
|||
2013 |
2014 |
2015 |
Tổng số |
||
GS.TS. |
|
|
|
|
|
PGS.TS. |
|
01 |
01 |
03 (6%) |
05 (10%) |
TS. |
01 |
|
01 |
04 (8%) |
08 (16%) |
Thạc sỹ |
05 |
03 |
03 |
41 (84%) |
57 (100%) |
Tổng số |
|
|
|
|
70 |
Bảng 7: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo chuyên môn
Môn (HĐ tạo nguồn và HĐ giảng dạy) |
2013 - 2015 |
2020 (Mới+cũ) |
|||
2013 |
2014 |
2015 |
Tổng số (Mới+cũ) |
||
1. Tổ Toán |
01 (TN) |
01 (GD) |
|
02+08=10 |
11 |
2. Tổ Lý |
|
01 (TN) |
|
01+03=04 |
05 |
3. Tổ Hóa |
01 (GD) |
|
01 (TN) |
02+06=08 |
09 |
4. Tổ Sinh |
|
01 (TN) |
|
01+09=10 |
11 |
5. Tổ Tiếng Việt |
01 (GD) |
01 (TN) |
|
02+03=05 |
06 |
6. Tổ Xã hội học |
01 (GD) |
|
01 (TN) |
02+02=04 |
05 |
7. Tổ Lý luận chính trị |
|
01 (TN) |
01 (GD) |
02+11=13 |
14 |
8. Tổ Giáo dục thể chất |
|
|
01 (TN) |
01+07=08 |
09 |
Tổng số |
04 |
05 |
04 |
13+49=62 |
70 |
- Kế hoạch mở mới các chương trình đào tạo và ngành đào tạo mới: Không có
- Kế hoạch tuyển sinh: Không có
- Kế hoạch phát triển hệ thống tổ chức chuyên môn trong đơn vị
Bảng 10: Kế hoạch thành lập bộ môn và trung tâm mới
Các bộ môn mới |
Năm thành lập |
Số CBGD |
Số CBPVGD |
Các bộ môn |
|
|
|
Các Trung tâm |
|
|
|
1. Trung tâm đào tạo và phát triển kỹ năng mềm |
2015 |
5 CBGD cơ hữu của Khoa và mời giảng |
02 |
2.3.Chiến lược thực hiện: Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, đòi hỏi tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ giảng viên trong Khoa phải phấn đấu, nỗ lực không ngừng và có những chiến lược, biện pháp thực hiện:
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức, tác phong làm việc trong thời kỳ hội nhập.
- Phối hợp với nhà trường xây dựng qui chế tổ chức và hoạt động của Khoa để tạo điều kiện, động viên khuyến khích các cán bộ đi học thạc sỹ, nghiên cứu sinh, ngoại ngữ,... đồng thời có những quy định về trách nhiệm của cán bộ đi học đối với Khoa.
- Rà soát đội ngũ giảng viên từ giai đoạn 2012 - 2020 trong Khoa để cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực chất lượng cao theo các đề án của Nhà trường, của Đại học, của Bộ GD&ĐT,...
- Tuyển chọn cán bộ giảng viên có năng lực tốt, (ưu tiên nam giới) để xây dựng đội ngũ đảm bảo yêu cầu của Nhà trường, đáp ứng được chiến lược phát triển của Khoa.
- Phát huy thế mạnh của Khoa là giảng dạy các môn cơ bản cho sinh viên toàn trường, có các bộ môn Lý luận, Xã hội học, Tiếng Việt,… và phối hợp với các cơ sở đào tạo, công ty chuyên về giảng dạy các môn kỹ năng mềm cho sinh viên để làm tiền đề cho việc xây dựng Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm trực thuộc Khoa.
Nơi nhận: TRƯỞNG KHOA KHCB
- Như kính gửi
- Lưu VP Khoa
TS. Nguyễn Thị Dung